Hà Nội: Hụt thu hơn 1.000 tỷ đồng vì 26 doanh nghiệp không làm thủ tục

(BKTO) - Các đơn vị trên địa bàn Hà Nội giữ vai trò chủ chốt trong kết quả thu ngân sách chung của Cục Hải quan Hà Nội, tuy nhiên, sự biến động tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp khiến đơn vị giảm thu hơn 1.000 tỷ đồng.



                
   

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long - Ảnh: N.Linh

   

Theo cập nhật của Cục Hải quan Hà Nội, tính đến hết tháng 4/2020, trên địa bàn Hà Nội có 26 doanh nghiệp có số nộp ngân sách năm 2019 trên 5 tỷ đồng không còn phát sinh tiền thuế, với tổng số thuế giảm 1.014 tỷ đồng.

Đáng chú ý, có 10 doanh nghiệp không còn phát sinh thủ tục hải quan trên phạm vi cả nước. Được biết số thuế nộp NSNN năm 2019 của các doanh nghiệp này là 140 tỷ đồng.

Tuy vậy, số hụt thu từ những doanh nghiệp trên cũng được bù đắp phần nào bởi có một số doanh nghiệp mới về làm thủ tục tại Hải quan Hà Nội. Theo Cục Hải quan Hà Nội, các chi cục trên địa bàn Hà Nội đã nỗ lực thu đã hướng dẫn 27 doanh nghiệp mới có số nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng về làm thủ tục, với tổng số thuế nộp ngân sách trong 4 tháng đầu năm là 162 tỷ đồng.

Trong đó, đáng chú ý có 11 doanh nghiệp mới, năm 2019 không phát sinh thủ tục trên cả nước đóng góp số thuế 38,4 tỷ đồng; 1 doanh nghiệp từ địa bàn Vĩnh Phúc về có số thuế nộp 6,7 tỷ đồng và 15 doanh nghiệp từ địa phương khác về làm thủ tục tại Hải quan Hà Nội đóng góp số thuế vào NSNN 117 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 4/2020, địa bàn Hà Nội có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 6,1 tỷ USD,giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế đạt 1,8 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ 2019.
Theo haiquanonline.com.vn
Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục giảm 50% phí, lệ phí trên nhiều lĩnh vực
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 26/5, Bộ Tài chính ban hành 3 thông tư, quy định giảm đồng loạt ở mức 50% đối với các loại phí thẩm định liên quan đến xuất bản, kinh doanh hàng hóa, cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và lệ phí sở hữu công nghiệp.
  • Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) Làm rõ vai trò giám sát của cộng đồng dân cư
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dự thảo Luật PPP sẽ được Quốc hội thảo luận vào ngày 28/5 tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ chế giám sát - một trong những yếu tố bảo đảm dự án PPP hiệu quả - trong dự thảo Luật PPP đã bao quát được toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Tuy vậy vẫn cần làm rõ nhiều nội dung để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể cũng như phát huy tốt vai trò giám sát của cộng đồng.
  • Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • EVFTA là lợi thế của Việt Nam  trong phát triển chuỗi cung ứng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Diễn biến của dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Ngay trước thời điểm Quốc hội sẽ chính thức xem xét, thảo luận, tiến tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào ngày 20/5, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, kể cả xu hướng nâng cao nội lực, tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài có gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế vững chắc.
  • Hậu Covid-19, làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Giải đáp câu hỏi được đặt ra liên tục gần đây: “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch Covid-19”, tại buổi sinh hoạt chuyên đề của Câu lạc bộ Café Số vừa qua, PGS,TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - đã gợi mở nhiều điều quan trọng đối với Chính phủ, DN và cả nền kinh tế. Phóng viên Báo Kiểm toán đã ghi lại nội dung của buổi trao đổi này.
Hà Nội: Hụt thu hơn 1.000 tỷ đồng vì 26 doanh nghiệp không làm thủ tục