Hưng Yên đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy, khuyến khích các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm giai đoạn 2018 – 2022, tỉnh Hưng Yên đã hỗ trợ máy móc, thiết bị, hạ tầng cho mô hình phát triển, nâng hạng sản phẩm OCOP.

san-xuat-nam-dong-trung-ha-thao-tai-hop-tac-xa-dau-tu-san-xuat-va-thuong-mai-phat-trien-nam-sach-viet-tu-xa-phu-thinh-kim-dong-.jpg
Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo tại Hợp tác xã đầu tư sản xuất và thương mại phát triển nấm sạch Việt Tú, xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ảnh sưu tầm

Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn này đạt hơn 2.753 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh Hưng Yên hỗ trợ trực tiếp và qua các đề án, dự án do tỉnh triển khai thực hiện trên 26 tỷ đồng; còn lại là kinh phí từ các chủ thể đầu tư mua sắm máy, thiết bị, hạ tầng giao thông, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa.

Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 (viết tắt là Chương trình OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 199 sản phẩm OCOP, trong đó có 157 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 42 sản phẩm đạt hạng 4 sao.

Chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về phát triển sản phẩm đặc sản gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP; từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất VietGAP, theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp. Chương trình đã góp phần thúc đẩy hình thành 180 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với Chương trình OCOP, hoạt động có hiệu quả.

Chương trình OCOP tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và thu nhập ổn định hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường, gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu.

Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học - công nghệ còn hạn chế, sản phẩm OCOP chủ yếu là sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng chưa cao. Quy trình và công nghệ chế biến một số sản phẩm còn đơn giản, chưa bảo đảm đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Vấn đề sở hữu trí tuệ chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức, nhiều chủ thể chưa chủ động đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu, bảo hộ mẫu mã, bao bì, kiểu dáng công nghiệp.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trong thời gian tới, các ngành liên quan tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và tổ chức tập huấn chuyển giao hướng dẫn các chủ thể, nông dân áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn trước hết là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của địa phương.

Tích cực ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã nông nghiệp, để từng bước tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chất lượng, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn của tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học và công nghệ; hoàn thiện, phát triển các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; nhằm bảo đảm kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia./.

Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
    một năm trước Doanh nghiệp
    Những cơn gió ngược từ thế giới cùng với điều kiện tài chính, tiền tệ khắc nghiệt ở trong nước đã khiến doanh nghiệp (DN) gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp DN phục hồi, phát triển, từ đó tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo an sinh cho người lao động (NLĐ), cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng đóng vai trò quan trọng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp phải đúng và trúng mục tiêu chính sách
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, rất cần những chính sách hỗ trợ DN kịp thời. Các chương trình hỗ trợ phải đúng và trúng mục tiêu để DN duy trì được hoạt động, tiếp tục tạo công ăn, việc làm cho người lao động (NLĐ) và nguồn thu ngân sách. Đây là trao đổi của ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - với phóng viên Báo Kiểm toán.
  • Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 góp phần quan trọng cho công nghiệp hóa, điện khí hóa nông thôn
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 khánh thành mang nhiều ý nghĩa to lớn, góp phần công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn ở tỉnh Thái Bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia nói chung, cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Thái Bình nói riêng…
  • VINATEX - Quản trị tài chính minh bạch, đầu tư phát triển theo hướng bền vững
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Phát triển bền vững là xu thế tất yếu, không có lựa chọn khác với doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam. Cùng với việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động là việc sử dụng tài chính minh bạch, an toàn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực tế đầy thách thức này, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - đã chia sẻ với Báo Kiểm toán những định hướng, giải pháp nhằm vượt qua thách thức.
  • Đạm Cà Mau nỗ lực đạt các chỉ tiêu được Tập đoàn Dầu khí giao
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2023 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.829 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hưng Yên đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP