Huy động tối đa nguồn lực để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(BKTO) - Đại biểu Quốc hội đề nghị việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ Bắc - Nam phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ để chúng ta làm chủ công nghệ. Đồng thời, cần huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là huy động sức dân để triển khai thành công dự án đặc biệt này.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

202411201654112523_z6052069367256_d9cc3456f05eb23ed6195c83dc4b25c9.jpg
Quang cảnh Phiên thảo luận. Ảnh: VPQH

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tại Phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với sự cần thiết đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ. Đặc biệt, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề công nghệ của Dự án.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội) nhấn mạnh, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ Bắc - Nam phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ để chúng ta làm chủ quá trình đầu tư và phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước.

dbhvc.jpeg
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận. Ảnh: VPQH

Đại biểu chỉ rõ, bài học kinh nghiệm từ 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội (TP. Hà Nội) và 1 tuyến tại TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - Suối Tiên) do nhà thầu nước ngoài thi công trọn gói, khi điều kiện không đáp ứng là nhà thầu nước ngoài dừng dự án và yêu cầu xử phạt thời gian chờ đợi. Thêm vào đó, quá trình vận hành, sửa chữa thay thế, sẽ lệ thuộc mãi vào nhà cung cấp nước ngoài.

Nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì không chỉ rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên bao nhiêu chưa biết và nguy hại hơn sẽ lệ thuộc mãi vào các nhà cung cấp nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường

Đại biểu cũng nêu rõ, bài học kinh nghiệm khi chúng ta triển khai thành công tuyến đường dây 500KV mạch 3 với thời gian hoàn thành thần tốc là do chúng ta làm chủ về công nghệ, chúng ta là người trực tiếp thi công nên có thể “vượt nắng, thắng mưa”, quyết tâm hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

“Thực tế Vinfast đã nhận chuyển giao công nghệ để tự sản xuất ô tô, thì chắc chắn doanh nghiệp trong nước đủ năng lực để nhận chuyển giao công nghệ đường sắt và tiếp tục nghiên cứu cải tiến, phát triển cao hơn. Làm được như thế, chúng ta không chỉ có được tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mà nước ta còn phát triển được ngành công nghiệp đường sắt của riêng mình” - đại biểu nhấn mạnh.

Theo đại biểu Cường, việc chọn nhà cung cấp không cần quan tâm là nước nào, mà cần quan tâm lựa chọn công nghệ nào để có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh sẵn sàng chuyển giao công nghệ.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) cho biết, Chính phủ đã đề xuất công nghệ chạy trên ray, công nghệ đoàn tàu động lực phân tán với tàu khách, tàu hàng áp dụng công nghệ động lực tập trung, thông tin tín hiệu áp dụng như một số nước. Tuy nhiên, hiện chưa rõ công nghệ theo khung tiêu chuẩn nào? Tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu?

202411201449316938_z6051578934960_789c5d2633bb46362a5eaeca2e9ece0c.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu thảo luận. Ảnh: VPQH

Đại biểu đề nghị Bộ Giao thông vận tải có định hướng lựa chọn công nghệ hiện đại nhưng phải đảm bảo tính phổ quát nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam; đề án phát triển công nghiệp cần xây dựng lộ trình và nguồn lực cụ thể để đảm bảo việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ phù hợp với tiến độ dự án.

Về tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, đại biểu chỉ rõ, thực tế việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thường gắn với quá trình chuẩn bị dự án, đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện. Do đó, trong giai đoạn tiếp theo, các khoản mục chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chi tiết, gắn với trách nhiệm cụ thể của các chủ thể tham gia Dự án để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn, dài hạn về nguồn nhân lực cho lĩnh việc này trong tổng thể phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực mới nổi, đổi mới sáng tạo nhất là công nghệ AI, block change, chíp bán dẫn…

Huy động sức dân đóng góp vào dự án

Quan tâm đến vấn đề nguồn vốn đầu tư Dự án, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035 cần phải huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai Dự án.

“Đây là dự án khó, mới, chưa có tiền lệ vì vậy cần phải đặc biệt lưu ý đến công tác thuê tư vấn quốc tế có năng lực để hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án, lựa chọn tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra có năng lực thực sự để dự án đạt tiến độ nhanh nhất, chất lương cao nhất. Tiếp tục rà soát và đề xuất các chính sách đặc thù đặc biệt để tháo gỡ khác khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các bước tiếp theo” - đại biểu nhấn mạnh.

202411201530320119_z6051742184718_cd0a5e061416d7d00d348525dbbf3105.jpg

Hiện nay, nguồn vốn trong dân rất lớn. Chúng ta có thể huy động nguồn vốn chính cho Dự án này từ trong dân với một lãi suất hấp dẫn, bởi lãi suất cao thì dân ta được hưởng. Tôi đề nghị cố gắng hạn chế tối đa nguồn vốn của nước ngoài mà huy động nguồn vốn trong dân. Nếu Chính phủ đứng ra bảo lãnh thì hoàn toàn có thể làm được.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Đoàn Thái Bình)

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh, Dự án thực hiện đầu tư công 100% nhưng không có nghĩa là Nhà nước thực hiện tất cả công việc. Nhà nước đặt hàng các nhà đầu tư tư nhân có năng lực trong những ngành nghề có liên quan. Ngoài ra, nên thu hút các doanh nghiệp tư nhân vào làm đầu tư xây dựng nhà ga, các dịch vụ hỗ trợ khác vì họ làm rất tốt. Điều này đã thực hiện trong lĩnh vực hàng không, đường bộ, đường thủy.

Để huy động nguồn lực đầu tư cho Dự án, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị phải tính đến việc huy động sức dân vì nguồn lực trong dân là rất lớn. Nếu phát hành trái phiếu với một lãi suất đủ hấp dẫn thì người dân sẵn sàng mua.

"Ngân sách chưa đủ thì đi vay nhưng vay trong dân thì tốt hơn vay nước ngoài vì lợi nhuận người dân sẽ hưởng. Điều quan trọng hơn cũng nhằm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào các công trình quốc gia" - đại biểu Mai nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Đoàn Quảng Ngãi) đề nghị, cần đàm phán chắc chắn, thận trọng các nguồn vốn nước ngoài, tăng cơ cấu nợ trong nước, ưu tiên phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài, tăng cường đóng góp của người dân, doanh nghiệp qua các hình thức đóng góp trực tiếp hoặc qua quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tiếp tục giảm gánh nặng ngân sách trung ương, đa dạng hóa hình thức đầu tư đối với các công trình ga, công trình phụ trợ. Đồng thời, tiếp tục rà soát chi tiết, chủ động các phương án phòng ngừa rủi ro trong đầu tư.

Cùng chuyên mục
  • Cân nhắc phạm vi thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
    7 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh còn nhiều dự án nhà ở thương mại đầu tư dở dang, các đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ về phạm vi áp dụng thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, để bảo đảm phù hợp, khả thi, trách lợi dụng chính sách phát triển nhà ở tràn lan, thiếu kiểm soát.
  • Chú trọng chuyển giao, làm chủ công nghệ trong đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
    7 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Thống nhất cao về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực khi đầu tư Dự án.
  • Linh hoạt nguồn vốn nhà nước tham gia dự án PPP
    21 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế linh hoạt nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP theo hướng tiếp tục quy định tỷ lệ vốn nhà nước ở mức 50% và giao Thủ tướng Chính phủ hoặc HĐND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia cao hơn nhưng không quá 70% tổng mức đầu tư đối với dự án.
  • Nhu cầu vàng toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong quý III/2024
    22 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong quý III.
  • Sửa Luật Đầu tư công: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm
    23 ngày trước Đầu tư
    (BKTO) - Nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát.
Huy động tối đa nguồn lực để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam