Khắc phục hạn chế, đổi mới công tác cổ phần hóa, thoái vốn

(BKTO) - Bộ Tài chính cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, không phát sinh doanh nghiệp (DN) cổ phần hóa và hoạt động thoái vốn tại DN. Bộ Tài chính đề xuất giải pháp căn cơ hơn để việc cổ phần hóa và thoái vốn thay đổi tích cực hơn.

14a(1).jpg
Công tác cổ phần hóa, thoái vốn cần phải có những giải pháp căn cơ để khắc phục hạn chế và đổi mới công tác này. Ảnh minh họa

Trong 2 tháng đầu năm, chưa có DN nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa và các đơn vị tiếp tục triển khai công tác thoái vốn. Như vậy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DN nhà nước (DNNN) còn chậm, không đạt kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân được Bộ Tài chính chỉ rõ là những hạn chế từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức triển khai thực hiện, giám sát kiểm tra. Trong đó, nhận thức và việc tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu DN chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Cùng với đó, chưa có chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu DNNN, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN.

Từ những hạn chế nêu trên, theo Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), trong năm 2024, công tác cổ phần hóa, thoái vốn cần phải có những giải pháp căn cơ để khắc phục hạn chế và đổi mới công tác này.

Trước hết, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách. Bộ Tài chính đang nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (Nghị định 126); Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN (Nghị định 91); Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 126, Nghị định 91, Nghị định 32.

Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN. Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đẩy nhanh tiến độ...

Các DNNN cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai cổ phần hóa, thoái vốn. Cần xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân liên quan. Ngoài việc đẩy mạnh công tác chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục cần thiết phục vụ triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, cần xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN.

Cục Tài chính DN cũng đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các DN Trung ương đóng trên địa bàn để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ việc xây dựng phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hoá.

TS. Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế - cho rằng, một trong những giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa là gắn trách nhiệm của người đứng đầu liên quan tới cổ phần hóa, đặc biệt là đại diện chủ sở hữu, các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Đặc biệt, nếu chưa “tháo bỏ” được các tiêu cực liên quan đến đất đai trong cổ phần hóa thì sẽ dẫn đến tình trạng không ai nhận trách nhiệm và cũng chẳng ai chịu làm, như thế, cổ phần hóa sẽ tiếp tục chậm. Vì vậy, phải tách đất đai khi định giá DN khi cổ phần hóa. Đồng thời, phải kiểm soát chặt vấn đề đất đai với các DN này. Cùng với đó, cần làm rõ vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN trong việc quản lý tài sản là đất đai và bất động sản thuộc DNNN sau khi cổ phần hóa.

Ông Nguyễn Năng Toàn - Chủ tịch Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - kiến nghị sớm sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, trong đó cần cụ thể hóa các quy định về vốn nhà nước, vốn của DNNN, về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN và vốn của DNNN đầu tư vào DN khác trên cơ sở tổng thể theo mục tiêu dài hạn của DN, không tách riêng từng dự án, từng danh mục đầu tư... nhằm phát huy tính tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo của người quản lý DNNN. Đồng thời, điều chỉnh quy định về phân phối lợi nhuận của DNNN theo hướng cho phép một số DNNN kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liền, có các dự án đầu tư phát triển lớn, hiệu quả được chủ động giữ lại phần lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định để bổ sung vốn điều lệ phục vụ đầu tư phát triển các dự án, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế./.

Cùng chuyên mục
  • Môi trường kinh doanh còn nhiều rào cản
    một tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, rào cản bắt nguồn từ những vướng mắc, bất cập của cơ chế, chính sách, quy định pháp luật là một trong những “lực cản” có thể bào mòn “sức khỏe” và làm giảm niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh nhằm khơi thông các động lực phát triển cho DN.
  • Sửa luật để hoàn thiện quy định về thuế giá trị gia tăng
    một tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Tài chính đã hoàn thiện Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo đó, Bộ đề xuất thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% từ 15 nhóm hàng hóa, dịch vụ xuống còn 12 nhóm hàng hóa; sửa đổi, bãi bỏ, bổ sung nhiều quy định mới về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).
  • Chậm nhất ngày 01/7/2025, ngân hàng phải tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần
    một tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư Quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD), công ty con của TCTD.
  • Bối cảnh tài chính khác nhau giữa 2 thời điểm bán tín phiếu
    một tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tiếp tục thực hiện liên tiếp các phiên đấu thầu bán tín phiếu, kéo dài hơn 1 tuần qua. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến đợt bán tín phiếu tháng 9/2023, cùng với đó cũng là giai đoạn “rơi tự do” của thị trường chứng khoán.
  • BIDV: Vững vàng vị thế ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
    một tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Với những kết quả kinh doanh ấn tượng và dịch vụ vượt trội dành cho khách hàng cá nhân, nhiều năm liền, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
Khắc phục hạn chế, đổi mới công tác cổ phần hóa, thoái vốn