Miễn thuế sử dụng đất: Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

(BKTO) - Trong khi cả nước đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề xuất bổsung một số đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chính phủđược cho là rất cần thiết và nhận được sự đồng tình cao từ các đại biểu Quốc hội.



Không tác động lớn đến thu NSNN

Theo Tờ trình, Chính phủ đề nghị bổ sung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2020 đối với một số đối tượng. Cụ thể, đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân: Đề nghị bổ sung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức, không phân biệt phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp hay phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức (trừ đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân): Nếu đang trực tiếp sử dụng để sản xuất nông nghiệp thì đề nghị bổ sung miễn thuế đối với toàn bộ diện tích.

Theo tính toán của Chính phủ, diện tích đất nông nghiệp được miễn thuế là trên 93 nghìn ha
Ảnh: TS

Theo tính toán của Chính phủ, với việc miễn thuế theo đề xuất trên, số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp ước tính còn khoảng 5,7 tỷ đồng. Tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp dự kiến được miễn là khoảng 53,5 tỷ đồng, diện tích đất nông nghiệp dự kiến được miễn là 93.917 ha, tổng số đối tượng dự kiến được miễn là 77.136 người nộp thuế. Trong đó, đối với hộ gia đình, cá nhân: số thuế dự kiến được miễn là khoảng 34,3 tỷ đồng; diện tích đất dự kiến được miễn là 67.333 ha; số đối tượng dự kiến được miễn là 75.320 người nộp thuế; đối với tổ chức: số thuế dự kiến được miễn là khoảng 19,2 tỷ đồng, diện tích đất dự kiến được miễn là 26.584 ha, số đối tượng dự kiến được miễn là 1.816 người nộp thuế.

Như vậy, với việc bổ sung miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như trên, mức tác động giảm thu NSNN là không lớn, nhưng đây lại là giải pháp để góp phần khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp người nông dân cải thiện đời sống, có thêm vốn tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Việt Nam trên thị trường.

Mặt khác, theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp không những không tác động nhiều tới thu NSNN mà còn giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm chi phí hành thu của các cơ quan thuế.

Khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp

Cũng theo phân tích của các đại biểu Quốc hội, việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là giải pháp “khoan thư sức dân” sẽ có tác động tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa; khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, tổ chức các mô hình sản xuất lớn - một hướng đi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) đánh giá, hiện nay, với trên 60% dân số sống ở nông thôn và trên 41% lao động làm nông nghiệp thì việc miễn giảm thuế là rất cần thiết bởi đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, cần phải được “tiếp sức”. Đặc biệt, khi chúng ta đang thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với nông thôn mới mà có chính sách khuyến khích sẽ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng như hỗ trợ vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp.

Cũng theo đại biểu Ngân, tổng vốn đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp hiện chỉ chiếm 6%, tổng vốn đầu tư xã hội dành cho nông nghiệp cũng chỉ 7% nhưng ngành nông nghiệp đóng góp tới 17% GDP. Điều đó cho thấy nếu có một chính sách đồng bộ, bên cạnh chính sách miễn giảm thuế và chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu về tăng năng suất lao động.

Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) thì cho rằng, số tiền được miễn giảm thuế không lớn nhưng sẽ tạo tâm lý đồng thuận trong nhân dân, khuyến khích các tổ chức, DN, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thông qua tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng một lần nữa nhấn mạnh, việc bổ sung đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là để thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, góp phần giảm bớt khó khăn cho người nông dân, khuyến khích hộ gia đình, cá nhân gắn bó và đầu tư hơn nữa vào sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển.
ĐĂNG KHOA

Cùng chuyên mục
  • Kỳ vọng từ Luật Quản lý ngoại thương
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Lần đầutrình Quốc hội cho ý kiến, dự án Luật Quản lý ngoại thương được các đại biểu Quốchội kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương; tạo lập chínhsách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính trong quản lý hoạt động ngoại thương…với cơ chế minh bạch, thúc đẩy kinhdoanh ngoại thương.
  • Giải bài toán về môi trường trong sử dụng công nghệ nhiệt điện than
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chi phí thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào... chính là nguyên nhân khiếncông nghệ nhiệt điện than (NĐT) vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tình hìnhhiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán kinh tế, làm sao để đảm bảo môi trườngkhi sử dụng công nghệ này lại là một vấn đề nan giải.
  • Hướng tới cải thiện chỉ số công khai ngân sách
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ năm2006 đến nay, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công khai các tài liệu NSNNnhư: Dự toán ngân sách sau khi được Quốc hội thông qua, các báo cáo giữa kỳ,báo cáo cuối năm. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam nhằm từng bướccông khai, minh bạch quy trình lập dự toán và sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, theođánh giá của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP), chỉ số công khai ngân sách (OBI) của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhưmong muốn.
  • Đầu tư cao tốc Bắc - Nam:  Huy động nguồn vốn  bằng cách nào?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ Đề án đầu tư xây dựngtuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Hà Nội-TP.HCM dài hơn 1.300km, với tổng vốnkhoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN lên tới 93.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, câuhỏi “Vốn ở đâu?” để thực hiện dự án đặc biệt quan trọng này khi nợ công đã caovà nguồn đầu tư khó khăn đang là thách thức lớn với các nhà quản lý trong bốicảnh hiện nay.
  • Cần sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác hiệu quả hơn
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo quy định mới của Thông tư 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về quảnlý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, từ tháng 11/2016,các dự án sử dụng vốn ODA không được giải ngân vượt kế hoạch được giao. Đây làmột trong những giải pháp để nguồn vốn ODA được sử dụng một cách cẩn trọng hơn,phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Miễn thuế sử dụng đất: Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp