Nhiều thách thức đối với nền kinh tế năm 2023

(BKTO) - Năm 2023 được dự báo có nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, trước những diễn biến khó lường và bất định của bối cảnh kinh tế toàn cầu, đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng cần dự báo sát tình hình, chủ động đưa ra các kịch bản ứng phó để có thể tiếp tục duy trì sự phục hồi của nền kinh tế.

Đây là nội dung được trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam 2023 với chủ đề “Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức ngày 11/01.

z4030314824948_4cc958f9418d2699fe826dc3b8f4f142.jpg
Các chuyên gia trao đổi tại Diễn đàn. Ảnh: D.THIỆN

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với những cơ hội, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn.

Dẫn dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, ông Hiển cho biết, tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại từ 2,2% - 2,5%, nhiều khu vực, quốc gia có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam, ông Hiển cho biết, trong 10 thị trường chiếm hơn 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì có 7 thị trường (gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh và Hồng Kông) được dự báo sẽ suy thoái kinh tế ở mức độ nhẹ trong ngắn hạn. Vì vậy, một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Tương tự, ở chiều nhập khẩu, trong 10 thị trường chiếm hơn 80% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam thì có 6 thị trường (gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Đài Loan, Indonesia) cũng được dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023. Điều này có thể khiến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các thị trường trên suy giảm.

Đối với vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, trong 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (chiếm khoảng 93% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), ngoài Thái Lan có dự báo tương đối tích cực trong năm 2023 thì các đối tác còn lại như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hoa Kỳ… đều được dự báo có dấu hiệu rơi vào suy thoái với những mức độ khác nhau. Điều này có thể làm giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

“Những con số trên cho thấy dự báo năm 2023 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 là thách thức rất lớn, nếu không có sự điều hành linh hoạt chắc chắn sẽ khó có thể thực hiện được” - ông Hiển nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Vũ - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh, năm 2023, môi trường quốc tế và khu vực dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhiều biến động, rủi ro, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, yếu tố bất lợi nhất là kinh tế thế giới đang mất dần động lực tăng trưởng, đứng trước nguy cơ suy thoái, các lĩnh vực như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục suy giảm mạnh…

Bên cạnh những yếu tố bất lợi, ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, trong năm 2023 có một số cơ hội mà Việt Nam cần tận dụng tốt để thúc đẩy khôi phục nền kinh tế.

Cụ thể, Trung Quốc đã mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn 3 năm kiên trì thực hiện chính sách “Zero Covid”. Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế có tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam, bởi đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo phải từ quý II/2023, việc mở cửa của Trung Quốc mới tác động rõ nét đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Yếu tố thuận lợi nữa là tiềm năng của thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khá tốt. Theo ông Cường, trong khi các khu vực lớn trên thế giới dự báo sẽ bị suy thoái trong năm 2023 thì khu vực ASEAN được nhận định vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối khả quan. “ASEAN là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Do đó, những dự báo tích cực về tăng trưởng của khu vực này sẽ là cơ hội tốt mà Việt Nam cần tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023” - ông Cường nhấn mạnh.

Trong bối cảnh năm 2023 được dự báo có những cơ hội, thách thức đan xen, các chuyên gia cho rằng, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần có cách tiếp cận tổng thể, phân tích, dự báo sát tình hình, chủ động đưa ra các kịch bản ứng phó, để có thể tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn./.

Cùng chuyên mục
  • Điều hành tín dụng, lãi suất, tỷ giá không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2023, tín dụng, lãi suất, tỷ giá… sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành rất đồng bộ, linh hoạt nhưng không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát, trên tinh thần thấm nhuần quan điểm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
  • Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đảm bảo thanh khoản
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà khẳng định: NHNN sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của tổ chức tín dụng (TCTD), qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
  • Ngành dầu khí vững niềm tin vào tương lai phát triển bền vững
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Một năm thắng lợi, nối tiếp đà tăng trưởng và thiết lập những kỷ lục mới của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được thể hiện rõ qua kết quả tất cả các chỉ tiêu tài chính và nhiều chỉ tiêu sản xuất đã về đích từ rất sớm. Triển vọng năm 2023 tuy được dự báo có nhiều khó khăn, song với những động lực mới từ cơ chế, chính sách, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn Tập đoàn, ngành dầu khí thêm vững niềm tin vào tương lai phát triển bền vững.
  • Trái phiếu doanh nghiệp:  Xu hướng tái cấu trúc nguồn vốn
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Bước sang năm 2023, bên cạnh những chính sách tháo gỡ của Chính phủ, tái cấu trúc nguồn vốn có lẽ là xu hướng huy động chính trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN). DN phát hành cần nâng tầm, nâng cao chất lượng, uy tín, quản trị tốt hơn, minh bạch hơn.
  • Thị trường chứng khoán năm 2023: Thích hợp cho đầu tư dài hạn
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Rủi ro từ thị trường trái phiếu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kéo dài lộ trình tăng lãi suất, tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết không tích cực… là một trong các rủi ro đáng chú ý mà thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ phải đối mặt trong năm 2023. Tuy vậy, dòng tiền ổn định hơn, mặt bằng lãi suất có thể giảm và mức định giá thấp được kỳ vọng sẽ giúp TTCK Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2023.
Nhiều thách thức đối với nền kinh tế năm 2023