Những giải pháp căn cơ để phục hồi và phát triển kinh tế

(BKTO) - Tại phiên thảo luận ngày 03/11 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NSNN năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NSNN năm 2021, kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp căn cơ để khôi phục nền kinh tế và đưa đất nước phát triển.




Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (tỉnh Thái Bình) phát biểu thảo luận. Ảnh: TTXVN

Giữ vững nền tảng vĩ mô,giải ngân hiệu quả vốnđầu tư công

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều có chung đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, năm 2020, nước ta đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới tăng trưởng âm thì ước tăng trưởng của nước ta khoảng 2% là một thành quả rất đáng tự hào.

Đồng tình với mục tiêu phấn đấu của Chính phủ về tăng trưởng kinh tế năm 2021 khoảng 6%, tuy nhiên, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định, đây là một mục tiêu đầy thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu rất cao. Theo đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, việc đặt mục tiêu cao sẽ thúc đẩy cả hệ thống nỗ lực hơn nhưng cũng sẽ gây sức ép lên các chính sách tài khóa và tiền tệ. Đây là điều cần hết sức cẩn trọng. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần ưu tiên mục tiêu ổn định, coi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng cho mọi kế hoạch phát triển, là bệ đỡ cho mọi khát vọng vươn lên. “Để thúc đẩy tăng trưởng mức cao, trong khi vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô thì giải pháp của mọi giải pháp vẫn là tiếp tục cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển DN và khơi thông các luồng vốn đầu tư. Tôi đề nghị phải quyết tâm thực hiện cho được trong nhiệm kỳ này mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 3, 4 nền kinh tế có môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh tốt nhất trong ASEAN. Chính phủ cần có chương trình phát triển DN cho cả nhiệm kỳ nhằm đạt tới mục tiêu ít nhất có 1,5 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2025” - đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu.

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) thì cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng cuối năm 2020 và năm 2021 phụ thuộc khá nhiều vào việc khống chế dịch bệnh, vì vậy, Chính phủ phải quyết liệt hơn nữa trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo tương ứng với diễn biến của dịch bệnh, để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, chủ động với mọi tình huống có thể xảy ra.

Cùng với giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, vốn đầu tư công là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, vì vậy, Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu hơn trong việc lựa chọn, phân bổ các dự án đầu tư công, tránh cào bằng, chủ nghĩa bình quân theo từng Bộ, ngành, địa phương; kiên quyết thu hồi, chuyển vốn các dự án chậm triển khai, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chậm do yếu tố chủ quan được xem là không hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đầu tư công, có cơ chế kiểm tra, giám sát các cán bộ thực thi công vụ và xử lý nghiêm minh khi phát hiện nhũng nhiễu, tiêu cực. “Các Bộ, ngành cần có sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ nhằm nhìn nhận rõ những vướng mắc thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành mình để phân định trách nhiệm trong quá trình triển khai, đừng để trái bóng trách nhiệm đá qua, đá lại và việc chậm giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục trở thành điệp khúc” - đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) đề nghị.

Khơi thông nguồn lực hỗ trợdoanh nghiệp khôi phụcvà phát triển

Khẳng định DN là đối tượng và động lực chính trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến các giải pháp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) và một số đại biểu cho rằng, các giải pháp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh là giải pháp quan trọng hiện nay để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh do tác động của dịch bệnh. Thời gian qua, Chính phủ ban hành nhiều gói hỗ trợ DN ở nhiều lĩnh vực, như: tín dụng, chính sách về thuế, chính sách về bảo hiểm xã hội, hỗ trợ người lao động... Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện các chính sách còn lúng túng, số DN được hưởng lợi từ chính sách này đến nay còn hạn chế, số lượng DN phải đóng cửa chờ giải thể gia tăng… Do đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá một cách đầy đủ các chính sách đã được ban hành, các kết quả đạt được, những hạn chế, đánh giá hiệu quả từng gói hỗ trợ và đánh giá tình hình của DN sản xuất, kinh doanh một cách sâu rộng, toàn diện để có chính sách phù hợp cho từng ngành, từng lĩnh vực để phát huy hiệu quả chính sách.

Cùng với chính sách hỗ trợ trước mắt, theo các đại biểu, về lâu dài, cần có các chính sách phù hợp, không để tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng của DN, đẩy mạnh xúc tiến, tìm kiếm thị trường, cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu phiền hà, rào cản cho DN. Bởi nếu không có bước đột phá trong cải cách hành chính thì không những không giúp cho các DN giảm được chi phí khó khăn mà còn kìm hãm sự phục hồi, phát triển của DN, kìm hãm phát triển kinh tế.
N.HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Đề xuất thành lập Hiệp hội bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý truyền thông đề xuất thành lập một Hiệp hội nhằm bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí, góp phần phát triển môi trường báo chí lành mạnh, trung thực.
  • Đề xuất nhiều giải pháp đột phá
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước hôm qua, 4.11, các đại biểu Quốc hội đã gợi mở thêm nhiều đề xuất, giải pháp mang tính đột phá, táo bạo với mong đợi về sự hồi phục, vươn lên mạnh mẽ của đất nước sau đại dịch Covid-19 và để có thể viết nên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam ngay trong 10 năm tới.
  • Cố gắng vượt bậc trong phát triển thêm hàng triệu ha rừng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Giải trình ý kiến đại biểu về vấn đề giữ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay, tổng diện tích rừng của nước ta là 14,6 triệu ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha. Đây là một sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
  • Bộ trưởng giao thông nói gì về các dự án đường sắt đô thị chậm?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đường sắt đô thị là hướng đột phá để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn. Việc này cần có sự vào cuộc của Chính phủ, Quốc hội để bố trí nguồn lực và tổ chức xây dựng nhanh hơn, tốt hơn để đáp ứng được yêu cầu phát triển.
  • Tăng cường các giải pháp quản lý tình trạng chuyển giá, trốn thuế
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và NSSN năm 2020 và giai đoạn 2016-2020, sáng 03/11, đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đã chỉ ra thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với DN đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó nhấn mạnh vai trò của KTNN trong việc kiểm toán công tác chống chuyển giá, trốn thuế và đánh giá, đề xuất chính sách thu hút DN FDI.
Những giải pháp căn cơ để phục hồi và phát triển kinh tế