Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

(BKTO) - Thời gian qua, nước ta đã liên tục xảyra nhiều sự cố môi trường lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là hậu quảcủa việc phát triển nóng, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng mà quên đi các mụctiêu về phát triển bền vững. Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải có sựthay đổi về mô hình tăng trưởng cũng như có những giải pháp cấp bách để bảo vệmôi trường.



Ô nhiễm môi trường đã đến ngưỡng

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì cả nước có 615 cụm công nghiệp, nhưng chỉ 5% có hệ thống xử lý nước thải; 283 khu công nghiệp, có 70% đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, qua kiểm tra 137 khu công nghiệp thì có 30 hệ thống xử lý nước thải không hoạt động. Có 13,5 nghìn cơ sở y tế thì 70-80% cơ sở đó không vận hành hệ thống xử lý chất thải. Bên cạnh đó, hàng năm có hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp và trên 600 nghìn tấn chất thải nguy hại phát sinh trên cả nước. Tuy nhiên, chỉ có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, phần lớn là bãi rác lộ thiên… Những con số này cho thấy sức ép lên môi trường là rất lớn sau một thời gian nước ta phát triển nóng, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.

Công ty ôtô Toyota Việt Nam là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện xử lý nước thải
Ảnh: TK

Nhận định về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thẳng thắn cho rằng: Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam từng đặt vấn đề kinh tế đi trước, môi trường đi sau, môi trường là để giải quyết hệ quả do kinh tế để lại. Đó cũng là tất yếu và Việt Nam cũng thừa nhận sự tất yếu đó trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, sau những sự cố môi trường đã xảy ra, chúng ta phải nhìn nhận rằng mô hình kinh tế đó không còn phù hợp, không thể tiếp tục phát triển như vậy được. Ngưỡng của hệ sinh thái, ngưỡng của môi trường có thể chịu đựng để ưu tiên cho phát triển kinh tế đã đến lúc không thể chịu tác động thêm được nữa – Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Càng đi theo mô hình cũ thì càng thiệt thòi”

Trong lịch sử, bài học về mô hình kinh tế đối với Việt Nam lúc này cũng là bài học đã từng được rút ra ở nhiều nước khác, trong đó có các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và các nước Bắc Âu. Tuy nhiên, các nước phát triển khi thu nhập của họ lên mức khá thì môi trường mới đến lúc phải cảnh báo. Nhưng nước ta chỉ có thu nhập trung bình nhưng môi trường đã ở mức báo động.

Lý giải về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng: Việt Nam có nền kinh tế mở với khoảng hơn 70% lợi nhuận mang lại từ DN nước ngoài. Nhưng hầu hết các DN nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam đều dựa trên những yếu tố sơ hở của chính sách, đặc biệt trong đó có yếu tố quản lý môi trường của chúng ta lỏng lẻo, chi phí môi trường thấp, bằng 1/5 các nước khác… Nếu ở các nước phát triển đã phải thay thế một thế hệ công nghệ mới, tập trung vào các tiêu chí lựa chọn công nghệ (như tiêu chí sử dụng năng lượng; tiêu chí liên quan đến phát thải…) thì khi sang các nước đang phát triển họ có thể đem những công nghệ lạc hậu đến 2-3 thế hệ. Như vậy, trong một thế giới hội nhập thì nền kinh tế mở như Việt Nam càng đi theo mô hình cũ thì càng thiệt thòi, vì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng việc chúng ta chấp nhận hy sinh về môi trường.

Đưa ra những giải pháp cho thực trạng trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Việt Nam cần sớm ban hành các hệ thống tiêu chí sàng lọc, đánh giá; sớm ban hành và công khai danh mục các ngành công nghiệp có tiềm năng ô nhiễm lớn, các trình độ công nghệ không được chấp nhận đầu tư vào nước ta. Bên cạnh đó, quan trọng nhất là phải thực hiện chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền; trả đúng và trả đủ”, “người sử dụng các dịch vụ về tài nguyên và môi trường thì phải chi trả theo cơ chế thị trường”. Điều này sẽ khiến các DN không đưa công nghệ lạc hậu vào nước ta. Ngoài ra, cần xem xét điều chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, trong đó tập trung điều chỉnh ngay vấn đề đánh giá tác động môi trường để giải quyết những vấn đề còn để ngỏ trong thời gian qua, khiến một số loại hình DN đã không được kiểm soát chặt chẽ, để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Miễn thuế sử dụng đất: Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khi cả nước đang nỗ lực đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề xuất bổsung một số đối tượng được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của Chính phủđược cho là rất cần thiết và nhận được sự đồng tình cao từ các đại biểu Quốc hội.
  • Kỳ vọng từ Luật Quản lý ngoại thương
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Lần đầutrình Quốc hội cho ý kiến, dự án Luật Quản lý ngoại thương được các đại biểu Quốchội kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương; tạo lập chínhsách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính trong quản lý hoạt động ngoại thương…với cơ chế minh bạch, thúc đẩy kinhdoanh ngoại thương.
  • Giải bài toán về môi trường trong sử dụng công nghệ nhiệt điện than
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chi phí thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào... chính là nguyên nhân khiếncông nghệ nhiệt điện than (NĐT) vẫn giữ một vai trò quan trọng trong tình hìnhhiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán kinh tế, làm sao để đảm bảo môi trườngkhi sử dụng công nghệ này lại là một vấn đề nan giải.
  • Hướng tới cải thiện chỉ số công khai ngân sách
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ năm2006 đến nay, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công khai các tài liệu NSNNnhư: Dự toán ngân sách sau khi được Quốc hội thông qua, các báo cáo giữa kỳ,báo cáo cuối năm. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam nhằm từng bướccông khai, minh bạch quy trình lập dự toán và sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, theođánh giá của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP), chỉ số công khai ngân sách (OBI) của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhưmong muốn.
  • Đầu tư cao tốc Bắc - Nam:  Huy động nguồn vốn  bằng cách nào?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ Đề án đầu tư xây dựngtuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Hà Nội-TP.HCM dài hơn 1.300km, với tổng vốnkhoảng 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN lên tới 93.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, câuhỏi “Vốn ở đâu?” để thực hiện dự án đặc biệt quan trọng này khi nợ công đã caovà nguồn đầu tư khó khăn đang là thách thức lớn với các nhà quản lý trong bốicảnh hiện nay.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường