Quảng Ngãi: Đồng hành cùng sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(BKTO) - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và đã đạt được những kết quả tích cực.

mv1.jpg
Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giảm 5,37%. Ảnh: TS

Triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi luôn quyết liệt, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành có liên quan tham mưu triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn, quy định của Trung ương. Đến nay, các quy định, thể chế thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành đầy đủ để triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền.

Trong năm 2022 và 2023, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 1.070 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình đã giải ngân được hơn 347,2 tỷ đồng, đạt 32,45% kế hoạch vốn giao; trong đó, vốn đầu tư phát triển là hơn 304,3 tỷ đồng, đạt 56,14% kế hoạch vốn giao, vốn sự nghiệp hơn 42,8 tỷ đồng, đạt 8,12% kế hoạch vốn giao.

Hằng năm, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành chính sách cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu nhân dịp Tết Nguyên đán. Riêng năm 2023, tỉnh đã bố trí ngân sách tỉnh trên 9,7 tỷ đồng để thực hiện cấp các mặt hàng gồm: Nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, muối I-ốt cho người dân.

Bên cạnh đó, đến nay, tỉnh đã triển khai thi công 43 công trình nước sinh hoạt tập trung; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 238 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời, triển khai thi công 6 dự án sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư…

Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình chắp cánh ước mơ khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ban Dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức Hội nghị thông tin thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức, hỗ trợ các nhà đầu tư khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh…

Các dự án về phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn… cũng đã được tỉnh triển khai thực hiện kịp thời.

Ngoài ra, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đã triển khai thực hiện hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích là 63.567,3ha.

b1.jpg
Đến nay, Quảng Ngãi đã triển khai thi công 43 công trình nước sinh hoạt tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: TS

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển

Để triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 diễn ra mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên đã kiến nghị Ủy ban Dân tộc sớm ban hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc; ban hành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp.

Đồng thời, điều chỉnh Thông tư số 02/2022/TT-UBDT để mở rộng đối tượng được hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học; hướng dẫn cụ thể nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất; hướng dẫn tiêu chí xây dựng, quản lý, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng mô hình điển hình tiên tiến.

Cùng với đó, Ủy ban Dân tộc sớm phê duyệt danh sách các thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để thực hiện các chính sách dân tộc; sớm trình Chính phủ ban hành các đề án trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 để triển khai thực hiện.

Về phía tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định đã được ban hành cho phù hợp với các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay thế của Trung ương.

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn được giao. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc tổ chức thực hiện tại các địa phương và kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình…/.

Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 1.404.940 khẩu/374.573 hộ; dân tộc thiểu số là 187.090 người, chiếm 13,32% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó: Dân tộc H’re là 133.104 người; dân tộc Co 33.227 người; dân tộc Ca Dong 19.689 người và 1.070 người thuộc các dân tộc thiểu số khác.

Cùng chuyên mục
  • Có tiềm năng, thế mạnh, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối
    10 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Với vùng biển trải dài dọc theo đất nước, Việt Nam có thể phát triển mạnh nghề muối. Tuy nhiên, do việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, chất lượng và số lượng muối tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hóa chất. Do vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp.
  • Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Chính quyền địa phương giữ vai trò then chốt
    10 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã góp phần chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân và người lao động; đồng thời tạo sự thống nhất, đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) từ Trung ương tới địa phương.
  • Điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp đúng quy định
    10 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức thực hiện việc điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng theo đúng quy định, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng.
  • Ban hành 2 thông tư làm căn cứ xây dựng Đề án Vị trí việc làm trước 10/8
    10 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - “Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình”.
  • Quảng Nam: Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    10 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Từ ngày 12-14/7, tại tỉnh Quảng Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam tổ chức Lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai Dự án 8 về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Quảng Ngãi: Đồng hành cùng sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi