Quảng Ngãi: Nỗ lực thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới

(BKTO) - Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực.

quang-ngai-xd-ntm.png
Nông thôn Quảng Ngãi đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực. Ảnh: ST

Trong đó, kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động, tích cực triển khai Chương trình trên địa bàn theo chỉ đạo của Trung ương. Đến nay, toàn tỉnh có 2 huyện và 93 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 75 thôn được công nhận khu dân cư nông thôn kiểu mẫu.

Số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,5 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Cùng với đó, Quảng Ngãi đã có 135 sản phẩm đạt OCOP, trong đó 126 sản phẩm đạt 3 sao, 9 sản phẩm đạt 4 sao.

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính; 173 xã, phường, thị trấn, trong đó có 148 xã tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh là 7,8%.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn so với giai đoạn trước, do một số chỉ tiêu của Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nâng cao hơn, khó thực hiện hơn.

Trong khi đó, các xã kế hoạch về đích nông thôn mới của tỉnh trong giai đoạn này phần lớn là các xã đặc biệt khó khăn (24/31 xã) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Các xã này có địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố rải rác; do đó, rất khó khăn trong đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi...

Hơn nữa, người dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nên việc huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình gặp khó khăn, chủ yếu dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 7/13 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (trong đó có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); 120/148 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 53/120 số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 8/53 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã  dưới 15 tiêu chí; 138/229 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực miền núi được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

Bên cạnh đó, đến năm 2025, toàn tỉnh có 200 sản phẩm OCOP mới đạt 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 3-5 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao; duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên giai đoạn 2018-2022, nâng hạng khoảng 15% sản phẩm đạt 4 sao trở lên.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức cho cán bộ các cấp và người dân về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình.

Đồng thời, tăng cường huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình dự án khác thực hiện trên địa bàn; khai thác tối đa nguồn lực trực tiếp tại địa phương, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, nguồn huy động của cộng đồng, cá nhân để tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương theo kế hoạch đạt chuẩn.

Ngoài ra, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã, kinh tế hợp tác, góp phần phát triển nông thôn theo hướng bền vững…/.

Trong năm 2023, tại tỉnh Quảng Ngãi, cùng với việc thực hiện 2 cuộc kiểm toán chuyên đề: Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022, Kiểm toán nhà nước sẽ thực hiện cuộc kiểm toán ngân sách địa phương và báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh.

Mục tiêu của hoạt động kiểm toán nhằm xác định tính trung thực, đúng đắn của báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2022, đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính công, tài sản công. Qua đó kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan và phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí, sai phạm.

Cùng chuyên mục
  • Nam Định: Kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Năm 2023, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đồng bộ. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện đang được các cơ quan tư pháp đẩy nhanh điều tra, truy tố, xét xử. Tình hình tham nhũng trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 không phức tạp, không phát sinh vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
  • Quảng Ninh phấn đấu thu hút hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - 7 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp đón và làm việc với hơn 80 lượt đoàn, trong đó 60 lượt đoàn đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, gấp 2 lần cùng kỳ; tổ chức 2 hội nghị, tham dự trên 10 hội nghị xúc tiến đầu tư, gặp mặt doanh nghiệp có quy mô lớn với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức quốc tế.
  • Chú trọng vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động cho Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 của Quảng Bình là hơn 1.266 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 91,5% và nguồn vốn sự nghiệp 17,4%.
  • Tuyên Quang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang cho biết, đến ngày 18/8, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 22,8%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn của các công trình khởi công mới năm 2023 mới đạt gần 2%.
  • Bình Định: Thu ngân sách nhà nước 8 tháng giảm 33,5%
    8 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 8 tháng năm 2023 là 7.173,4 tỷ đồng, đạt 52,6% dự toán năm, giảm 33,5% so với cùng kỳ
Quảng Ngãi: Nỗ lực thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới