Tăng cường hiệu quả quản lý NSNN đầu tư phát triển

(BKTO)- Tăng cường hiệuquả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN, xóa bỏ cơ chế xin cho và nâng caotính minh bạch trong phân bổ vốn là một trong những mục tiêu quan trọng đượcChính phủ đặt ra trong việc xây dựng và ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mứcphân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020.




Theo phương án của Chính phủ, NSNN chỉ đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không thể xã hội hóa đầu tư Ảnh: T.K
Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải

Trình bày Tờ trình Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 (Dự thảo Quyết định) tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chiều ngày 10/8, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quan điểm xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn là nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011- 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công và Luật NSNN; bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, thất thoát, lãng phí; đồng thời kế thừa các ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục các hạn chế trong quá trình thực hiện Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg (về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2011- 2015) để xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho giai đoạn 5 năm tới; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng; góp phần tích cực vào việc tăng cường công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng.

Với tinh thần đó, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có nhiều nội dung đổi mới. Trong đó, về ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, Dự thảo Quyết định đã kế thừa các nội dung về phân ngành, lĩnh vực sử dụng vốn NSNN tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg, có chỉnh sửa cho sát với thực tế và các nội dung quy định của Luật Đầu tư công về lĩnh vực đầu tư công; bổ sung những điểm mới về nguyên tắc chung về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đáng chú ý là bổ sung quy định về thứ tự ưu tiên bố trí vốn NSNN cho từng ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn này.
Thẩm tra Tờ trình, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cơ bản nhất trí với phương án của Chính phủ. Theo đó, NSNN chỉ đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không thể xã hội hóa đầu tư. Tuy nhiên trong điều kiện cân đối NSNN còn nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ rà soát lại phạm vi hỗ trợ của NSNN cho từng ngành, lĩnh vực và nhu cầu cần xã hội hóa đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực hiện nay, bảo đảm tránh dàn trải và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.

Còn ý kiến khác nhau về thứ tự ưu tiên bố trí vốn NSNN

Cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ, tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí về sự cần thiết và căn cứ pháp lý xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, về thứ tự ưu tiên bố trí vốn NSNN trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình của các Bộ, ngành và địa phương là vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ưu tiên số một là bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong những ngành, lĩnh vực có dự án PPP. Tiếp đó là ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) và hoàn vốn đã ứng trước. Tiếp theo là bố trí vốn cho những dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2014 nhưng còn thiếu vốn, các dự án của giai đoạn 2011-2015 chuyển sang giai đoạn 2016 -2020. Cuối cùng là các dự án khởi công mới có đủ thủ tục đầu tư và cân đối được nguồn vốn.

Từ góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, thứ tự ưu tiên bố trí vốn trong Tờ trình của Chính phủ chưa thật hợp lý. Ông Hiển nhấn mạnh, ưu tiên đầu tiên là xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng XDCB và thu hồi vốn đã ứng trước, vì nợ đọng XDCB và vốn ứng trước khá cao đang rất phổ biến ở các Bộ, ngành, địa phương. Việc thực hiện Luật Đầu tư công và Luật NSNN đòi hỏi phải xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB. Ưu tiên thứ hai là bố trí vốn hỗ trợ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong những ngành, lĩnh vực có dự án PPP; bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA.

Đây là những nguồn vốn đối ứng có thể huy động vốn tối đa và có hiệu quả của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. Ưu tiên thứ ba là bố trí vốn cho những dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2014, có đầy đủ thủ tục đầu tư nhưng còn thiếu vốn và các dự án của giai đoạn 2011-2015 còn dở dang chuyển sang giai đoạn 2016 - 2020 để phát huy hiệu quả đầu tư, không gây lãng phí. Ưu tiên thứ tư là bố trí vốn cho các dự án khởi công mới có đủ thủ tục đầu tư và cân đối được nguồn vốn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ không đồng tình với việc ưu tiên cho trả nợ mà thứ tự ưu tiên cần thực hiện theo Luật Đầu tư công. Theo Chủ tịch Quốc hội thì phải ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, tiếp đó là các dự án PPP. Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn thực hiện theo quyết định phát hành trái phiếu và theo quyết định về chương trình mục tiêu quốc gia.

Trên cơ sở kết quả phiên thảo luận, UBTVQH yêu cầu cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra rà soát, thống nhất nội dung, hoàn thiện Dự thảo trình UBTVQH xem xét, ban hành Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020.

NGUYỄN HỒNG


Cùng chuyên mục
  • Đưa Thương hiệu quốc gia vươn ra thế giới
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- “Chúng ta không thể không lo ngại về khả năng vươn lên trong cạnh tranhvà khả năng hợp tác của các DN nói chung, của các DN mang trọng trách xây dựng thươnghiệu quốc gia nói riêng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộngvào nền kinh tế thế giới, bởi hội nhập mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng cũng kèmtheo nhiều thách thức không nhỏ” - PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng ViệnKinh tế Việt Nam nhấn mạnh tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015 được tổ chức ngày04/8 vừa qua.
  • Cần tăng cường giám sát các dự án đầu tư có vốn nhà nước
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO )- Căn cứ vào kết quả kiểm toán thực tế và dựa trên Báo cáo giám sát đối vớicác dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên năm 2013 của Bộ KH&ĐT (đượctổng hợp từ báo cáo đánh giá công tác giám sát đầu tư năm 2013 của 114/123 đơnvị là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bộ, cơ quan Trung ương; cơquan thuộc Chính phủ; các Tập đoàn, Tổng công ty đã gửi về Bộ KH&ĐT tính đếnngày 10/4/2014), KTNN đã chỉ ra nhiều hạn chế tại các dự án đầu tư có sử dụng vốnnhà nước.
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông: Vốn xã hội hóa là trọng yếu
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)đồng bộ nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020.
  • Nông nghiệp phải “tăng tốc” trong 6 tháng cuối năm
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 của ngànhnày ước đạt 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014. Điều này đặt gánh nặnglên 6 tháng cuối năm, khi ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 32 tỷUSD trong năm 2015.
  • Chậm cơ giới hóa nông nghiệp do đâu?
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Mục tiêu đề ra là đến năm 2010 phải đáp ứng được khoảng40% đến 50%. Sau 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiếnlược phát triển ngành này. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành Cơ khí chế tạomáy nông nghiệp hiện vẫn “dậm chân tại chỗ” khiến nông dân phải sử dụng cácloại máy móc có chất lượng thiếu ổn định, công suất nhỏ, chủ yếu được nhập khẩutừ Trung Quốc.
Tăng cường hiệu quả quản lý NSNN đầu tư phát triển