Tăng nguồn thu và trách nhiệm giải trình trong phát triển đô thị

(BKTO) - Đại hội XIII của Đảng chủ trương “lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng” được coi là một trong ba đột phá chiến lược của giai đoạn 2021-2030, với “trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông đô thị lớn”; “tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị” là một trong những nội dung của định hướng chính phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Đại hội Đảng đề ra các chỉ tiêu về phát triển đô thị đến năm 2030 có tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

anh-phat-trien-do-thi(1).jpg
Ảnh tư liệu

Ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Nghị quyết số 148/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã yêu cầu nghiên cứu, rà soát Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi, bổ sung) với các nội dung như sau:

- Nghiên cứu các chính sách trong đó sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các chính sách về tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn.

- Rà soát, xác định tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý hơn đối với các đô thị đặc biệt để bảo đảm phát huy vai trò của các đô thị động lực trong cả nước, có cơ chế tạo nguồn thu, phân cấp ngân sách để lại cho các đô thị có kế hoạch nâng loại đô thị; phân quyền mạnh mẽ cho các chính quyền đô thị các khoản thu từ các loại thuế, phí...

- Thí điểm, tiến tới mở rộng phân cấp cho các thành phố trực thuộc trung ương và các đô thị khác đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện được quyết định một số khoản thu đặc thù gắn với yêu cầu tăng cường trách nhiệm cung cấp dịch vụ đô thị.

- Tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các dự án cung cấp dịch vụ xã hội đô thị ở các khu kinh tế, các vùng công nghiệp lớn.

Ngoài các dự án xây dựng, sửa đổi văn bản luật liên quan bất động sản nêu trên, Chính phủ cũng yêu cầu hoàn thiện nhiều chính sách về bất động sản bao gồm:

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản, cụ thể:

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý và mô hình tổ chức phù hợp để Nhà nước quản lý thị trường bất động sản, kiểm soát và sử dụng hiệu quả giá trị gia tăng từ đất khi hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng và khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường nhằm tạo nguồn thu cho đô thị.

Một trong những giải pháp quan trọng tạo nguồn thu phát triển đô thị là sớm khắc phục một số hạn chế trong quản lý tài chính đô thị tại Việt Nam, cụ thể: (i) Cơ chế tài chính của các đô thị hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào luật ngân sách, chưa được chủ động tạo các khoản thu. Đặc biệt là các nguồn thu riêng của mỗi thành phố như: Các khoản thuế, phí và lệ phí liên quan đến bất động sản, phương tiện giao thông vận tải, hoạt động kinh doanh; thuế tài nguyên đều phải theo quy định của Nhà nước chứ không theo cơ chế đặc thù; (ii) Chưa có sự phân cấp tài chính rõ ràng từ Trung ương đến địa phương, hiện nay vẫn có sự cào bằng trong cơ chế phân bổ nguồn thu. Một số thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh tạo nguồn thu lớn nhưng phải nộp lại Trung ương khá lớn trong khi cả hai thành phố lớn này rất cần vốn để đầu tư phát triển, với cơ chế tài chính cứng nhắc và không có kế hoạch thu ngân sách phù hợp phần nào đã hạn chế sự phát triển của các thành phố.

Những yêu cầu của lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương là rất thiết thực và cấp bách: (i) Hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả; (ii) Thực hiện phân quyền mạnh mẽ cho các chính quyền đô thị các khoản thu từ các loại thuế, phí; (iii) Thí điểm, tiến tới mở rộng phân cấp cho các thành phố trực thuộc Trung ương và các đô thị khác đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện được quyết định một số khoản thu đặc thù gắn với yêu cầu tăng cường trách nhiệm cung cấp dịch vụ đô thị; (iv) Rà soát, xác định tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý hơn để bảo đảm phát huy vai trò của các đô thị là các cực tăng trưởng, động lực kinh tế của cả nước.

Rõ ràng, định hướng và chủ trương tăng nguồn thu cho phát triển đô thị đã có, vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là thể chế hóa và hiện thực hóa đi đôi với tăng trách nhiệm giải trình của chính quyền đô thị trong quản lý, không chỉ trong quản lý các nguồn thu tăng thêm mà còn trong việc sử dụng các nguồn thu đó một cách tiết kiệm và hiệu quả./.

Cùng chuyên mục
  • Bài toán kép trong chính sách tiền tệ - tín dụng
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Ngược với niềm tin sẽ đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4% cho cả năm 2022, cộng đồng doanh nghiệp đang chịu áp lực gia tăng cơn khát dòng tiền đầu tư, nhất là từ kênh tín dụng ngân hàng và kênh trái phiếu doanh nghiệp.
  • Nhận diện rủi ro trái phiếu doanh nghiệp bất động sản
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Đặc điểm nổi bật của nguồn vốn cho thị trường bất động sản (BĐS) là quy mô lớn và trung dài hạn là chủ yếu. Tuy nhiên, thị trường BĐS Việt Nam nhiều năm qua lại phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng với quy mô lên tới trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế trong khi đại đa số vốn tín dụng ngân hàng lại là ngắn hạn.
  • Kinh tế Việt Nam 2022: Thành công nhưng không tự mãn, chủ quan
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, năm 2022, kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ và sẽ là năm đầu tiên trong giai đoạn 3 năm dịch Covid-19 qua, Việt Nam đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kinh tế so với kế hoạch đặt ra, với tăng trưởng GDP khoảng 8% và thu ngân sách nhà nước vượt mạnh…
  • Đừng có “lơ lửng giữa trời”
    một năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Một trong những vấn đề quan trọng, luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm là phải vì dân, gần gũi với dân, không được xa lánh dân và không thể thiếu sự liên hệ với dân.
  • Chuyển dịch lao động và tiền lương
    một năm trước Góc nhìn
    Theo thống kê của Bộ Nội vụ, từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2022, cả nước có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và thôi việc, chiếm tỷ lệ 1,94% tổng biên chế.
Tăng nguồn thu và trách nhiệm giải trình trong phát triển đô thị