Tham vấn ý kiến đối với Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)

(BKTO) - Dự kiến ngày 25/02 tới, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) sẽ phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo "Tham vấn ý kiến đối với Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)”.

hop-ban.jpg
Tòa án nhân dân tối cao họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập mở rộng Dự án Luật phá sản (sửa đổi). Ảnh: ST

TANDTC cho biết, thực hiện Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, TANDTC được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Việc xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tuyên bố phá sản và thanh lý kịp thời những doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng phục hồi. Giải quyết vụ việc phá sản hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thủ tục, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Dự kiến ngày 25/02/2025, TANDTC sẽ phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế tổ chức Hội thảo "Tham vấn ý kiến đối với Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)".

tham-van.jpg
Tòa án nhân dân tối cao chuẩn bị tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật Phá sản sửa đổi. Ảnh: ST

Hội thảo nhằm đánh giá tính phù hợp, tương thích đối với các quy định mới của Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) với quy định của các nước, tham vấn ý kiến góp ý của các chuyên gia quốc tế và trong nước về nội dung của Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi), đặc biệt là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Hội thảo dự kiến sẽ có sự tham dự của khoảng 60 đại biểu gồm thành viên Ban soạn thảo, biên tập Dự án Luật; một số đơn vị của TANDTC; đại diện một số Bộ, ngành; đại diện Quản tài viên; đại diện cơ sở đào tạo từ một số viện, trường đại học; Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam; đại diện một số TAND là các Thẩm phán có kinh nghiệm giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, phá sản...

Đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo gồm đại diện Tổ chức tài chính quốc tế (IFC); Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA),...

Nội dung Hội thảo xoay quanh việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia về Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và những chính sách lớn của dự án Luật Phá sản (sửa đổi), gồm: Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; xây dựng thủ tục phục hồi rút gọn, thủ tục phá sản rút gọn; xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản; hoàn thiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản; hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc phá sản để khắc phục những vướng mắc, bất cập và phủ hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, Hội thảo làm rõ thêm một số vấn đề có ý kiến khác nhau và góp ý các điều khoản cụ thể của Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)./.

Cùng chuyên mục
  • Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền
    8 ngày trước Pháp luật
    (BKTO) - Thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần xác định rõ, quy định cụ thể về cơ chế phân cấp, phân quyền với mục tiêu là tăng cường tính tự chủ, chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
  • Xây dựng khung khổ pháp lý đối với tài sản số
    8 ngày trước Pháp luật
    (BKTO) - Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người sở hữu tài sản số đứng thứ hai thế giới. Để "lấp khoảng trống” pháp lý trong lĩnh vực này, lần đầu tiên khái niệm “tài sản số” được đề xuất đưa vào Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo quy định khung để Chính phủ phân loại, quản lý tài sản số phù hợp với điều kiện thực tiễn.
  • Nghiên cứu rút ngắn quy trình thẩm định dự án PPP
    8 ngày trước Pháp luật
    (BKTO) - Văn phòng Chính phủ có văn bản số 996/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  • Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương
    9 ngày trước Pháp luật
    (BKTO) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.
  • Hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong gia nhập, rút lui khỏi thị trường
    9 ngày trước Pháp luật
    (BKTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) (Dự thảo). Góp ý cho Dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số quy định liên quan đến việc gia nhập, rút lui khỏi thị trường theo hướng tạo thuận lợi, an toàn, minh bạch cho doanh nghiệp (DN).
Tham vấn ý kiến đối với Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)