Thay vì ưu đãi, cần cải cách chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

(BKTO) - Ngày 30/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo "Đánh giá hiệu quả chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư tại Việt Nam".



Theo ông Nguyễn Đình Cung- Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong xu thế mới, thu hút đầu tư theo chiều rộng không còn phù hợp và không mang lại hiệu quả như mong muốn, chính vì vậy, cần có chính sách mới về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
                
   

Quang cảnh Hội thảo

   
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu nhấn mạnh, thu hút đầu tư của Việt Nam dựa vào chi phí thấp và lao động giá rẻ, dựa vào nguồn lực đất đai, tài nguyên đã không còn nhiều dư địa. Trong tình hình mới, Việt Nam cần tập trung thu hút FDI theo hướng áp dụng khoa học công nghệ để mang lại hiệu quả cao và hướng ra thị trường quốc tế.

Phát huy lợi thế của từng địa phương trong thu hút FDI cũng là xu hướng quan trọng cần tính đến. Từ trường hợp nghiên cứu hiệu quả đầu tư vốn FDI vào tỉnh Bắc Giang, ông Đinh Trọng Thắng- Trưởng Ban Chính sách Đầu tư (CIEM) cho rằng, hiệu quả ưu đãi đầu tư của Bắc Giang đạt được không cao, không tương xứng với những ưu đãi mà doanh nghiệp đã được hưởng. Các dự án FDI được cấp phép chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, rất ít dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, quy mô vốn của dự án nhỏ, nhiều dự án dưới 2 triệu USD. Bên cạnh đó, còn có sự không bình đẳng giữa khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Đơn cử, chi phí ưu đãi thuế của doanh nghiệp trong nước là 48,2 tỷ đồng, tương đương với 24,6% tổng số thuế phải nộp nhưng chi phí ưu đãi thuế của doanh nghiệp FDI lên tới 545,9 tỷ đồng, tương đương với 71,7% tổng số thuế phải nộp.

Từ đó, ông Đinh Trọng Thắng chỉ ra rằng, về mặt thiết kế chính sách, chưa có sự nhất quán giữa các mục tiêu và thực hiện; chính sách đưa ra cho các tỉnh, thành phố chưa dựa trên lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa phương...

Trước thực tế nhiều chính sách ưu đãi đầu tư không còn phù hợp và không đạt hiệu quả như mong muốn, việc kiểm soát thực hiện các chính sách ưu đãi cũng không được thực hiện chặt chẽ, ông Lê Thủy Trung- Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dựa trên định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, sửa đổi chính sách ưu đãi thu hút đầu tư…

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Sau cổ phần hóa, quản trị hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Số liệu Bộ Tài chính đưa ra tại Diễn đàn “Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa” ngày 30/11, tại Hà Nội cho biết, đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp trong khi kế hoạch năm 2018 phải cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp.
  • Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện cho năm 2019
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 theo công bố của Bộ Công Thương tại cuộc họp báo ngày 30/11 là 1.667,77 đ/kWh, tăng 0,15% so với năm 2016. Trong bối cảnh tăng trưởng phụ tải cao, huy động sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện có khả năng thiếu hụt so với kế hoạch, việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng điện năm 2019.
  • Hà Nội - điển hình triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Chiều 29/11, tại Hội nghị kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) của TP. Hà Nội, các đại biểu đã cập nhật tình hình triển khai CVĐ cũng như đề ra những định hướng để CVĐ đạt kết quả cao trong thời gian tới.
  • Ra mắt Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 29/11, Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.
  • CPI tháng 11 giảm 0,29% so với tháng 10/2018
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2018 giảm 0,29% so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 1,81% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 6/11/2018 và 21/11/2018 làm giá xăng, dầu giảm 4,1% (tác động CPI chung giảm 0,17%).
Thay vì ưu đãi, cần cải cách chính sách thu hút đầu tư nước ngoài