Toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

(BKTO) - Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 03/4/2023, toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia BHXH, tăng hơn 659 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022.

bhxh.jpeg
Số người tham gia BHXH trong những tháng đầu năm tiếp tục tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng.
Ảnh minh họa: BHXH Việt Nam

Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,717 triệu người, tăng 571 nghìn người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,404 triệu người, tăng 123 nghìn người.

Toàn quốc có hơn 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 568 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022.

Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 89,918 triệu người; tăng 4,574 triệu người so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế đến ngày 03/4/2023, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN đạt 104.509 tỷ đồng; tăng 11.026 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 4 của ngành BHXH Việt Nam mới đây, ông Dương Văn Hào - Trưởng Ban Quản lý Thu, Sổ - Thẻ đánh giá, tuy các chỉ tiêu chủ yếu của Ngành đều tăng nhưng vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Số người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT tại không ít địa phương đang giảm sâu.

Ông Hào đề nghị, các địa phương cần bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam, xây dựng kế hoạch, triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm; tham mưu chính quyền địa phương giao chi tiêu đến từng quận huyện, ban hành các chính sách hỗ trợ, tuy nhiên không nên dàn trải mà cần tập trung vào những nhóm lớn, đã được hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, các địa phương cần khẩn trương kiện toàn các ban chỉ đạo về thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn đến cấp huyện, cấp xã, tăng cường trách nhiệm, hoạt động của các ban chỉ đạo.

Trong phát triển BHXH bắt buộc, BHXH các địa phương cần quan tâm đến việc rà soát dữ liệu từ ngành thuế; phối hợp với các sở, ngành liên quan nắm rõ thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn; tập trung truyền thông, vận động vào một số nhóm người tham gia còn nhiều “dư địa” như: giáo viên mầm non, người làm việc theo hợp đồng tại các hội, đoàn thể…

Đối với phát triển BHXH tự nguyện, BHYT tự đóng, BHXH các địa phương cần thường xuyên gửi danh sách người tham gia đã đến hạn đóng đến các tổ chức dịch vụ thu để thông tin, tuyên truyền, vận động; có các sản phẩm truyền thông phù hợp với tình hình địa phương; phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, các đoàn hội trong vận động…

Về lĩnh vực BHYT, Trưởng ban Thực hiện Chính sách BHYT Lê Văn Phúc cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2023, tình hình khám, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc có sự gia tăng rất lớn so với cùng kỳ năm 2022 (số lượt tăng hơn 40%; chi phí tăng hơn 30%), trong đó, một số địa phương tăng đến 60 -70%).

Vì vậy, BHXH các tỉnh cần đánh giá rủi ro, tìm hiểu nguyên nhân để phục vụ công tác giám định. Bên cạnh đó, các tỉnh cần thực hiện đúng quy trình giám định BHYT mới được tập huấn; việc cập nhật dữ liệu cần đảm bảo tiến độ và chất lượng; tăng cường phối hợp với Sở Y tế tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các giải pháp đảm bảo, tăng cường quyền lợi cho người khám, chữa bệnh BHYT.

Kết luận Hội nghị, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nêu rõ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý 1 đang gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ và thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, công nghiệp tăng trưởng âm… Những yếu tố đó sẽ tác động rất lớn đến thị trường lao động và việc triển khai nhiệm vụ của Ngành.

Trong bối cảnh đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố cần bám sát tình hình địa phương, khẩn trương, tăng cường công tác tham mưu huy động sự vào cuộc của các cấp trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT; giao chỉ tiêu đến từng cấp xã, phường, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Trong phát triển người tham gia, cần rà soát, đánh giá lại số liệu, tìm nguyên nhân giảm, đưa ra giải pháp; tiếp tục rà soát dữ liệu thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với xử lý vi phạm hành chính, phối hợp với cơ quan công an để xử lý các vi phạm...

Cùng chuyên mục
  • Cần nhiều nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ước tính hiện nay, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm bom mìn khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,31% tổng diện tích của cả nước. Do đó, Việt Nam cần rất nhiều nguồn lực để làm sạch hoàn toàn những vùng đất bị ô nhiễm, đem lại cuộc sống an toàn cho nhân dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.
  • Phát hiện 3.000 trang web lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong các tháng đầu năm 2023, với sự phát triển công nghệ số ngày càng nhanh, tình hình tội phạm mạng, lừa đảo trực tuyến vẫn đang diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiều cách thức lừa đảo mới, tinh vi.
  • Bảo đảm quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm khắc phục bất cập trong quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội (NơXH), Dự thảo Luật Nhà ở đã sửa đổi, bổ sung ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất xây dựng NƠXH trên địa bàn, để đảm bảo phù hợp quy hoạch chung, kế hoạch sử dụng đất cũng như điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng vùng, miền.
  • Hướng đến phát triển một triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    một năm trước Xã hội
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phối hợp tổ chức hội nghị tham vấn các Sở NN&PTNT vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo về Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (Đề án).
  • Vì sao khó thu hút lao động thất nghiệp học nghề?
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Theo quy định, lao động thất nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề. Thế nhưng hiện nay, hầu hết người lao động khi bị mất việc làm thường lựa chọn giải pháp hưởng trợ cấp thất nghiệp thay vì quan tâm đến học nghề. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chính sách này khó thu hút lao động thất nghiệp?
Toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội