Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế

(BKTO) - Theo Bộ Tài chính, thực hiện tốt chính sách tài khóa năm 2023 trong bối cảnh thế giới phức tạp và nền kinh tế chưa thực sự đột phá về mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ rất khó khăn. Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp để giải quyết khó khăn và cần thực hiện đồng bộ các giải pháp…

12-thay.jpg
Nợ công và nợ Chính phủ bảo lãnh được kiểm soát ở mức bền vững. Ảnh minh họa

Linh hoạt chính sách tài khóa, kiểm soát nợ công

Năm 2022, chính sách tài khóa được điều hành linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong và ngoài nước; các cân đối lớn được đảm bảo, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó, thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 đạt 1.784.800 tỷ đồng, bằng 126,4% dự toán và tăng 13,8% so với năm trước; tỷ lệ động viên vào NSNN xấp xỉ 18% GDP (vượt mục tiêu 15,2% GDP). Năm 2022, tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ với tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn khoảng 233.500 tỷ đồng.

Bộ Tài chính ước tính trong 4 năm (2020-2023), số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất lên tới gần 700.000 tỷ đồng - số tiền lớn chưa từng có trong tiền lệ. Việc thực hiện các chính sách nêu trên, trong đó có chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã góp phần tăng trưởng kinh tế.

Cùng với thu, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm. Năm 2022, chi NSNN đạt xấp xỉ 1.562.300 tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán và tăng 8,1% so với năm trước; gói phục hồi kinh tế được triển khai với quy mô 347.000 tỷ đồng.

Một thành công quan trọng nữa là nợ công và nợ Chính phủ bảo lãnh được kiểm soát ở mức bền vững, ổn định. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 mới đây đã đánh giá nợ công được kiểm soát tốt. Đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP, nợ nước ngoài khoảng 36,1% GDP.

Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp để giải quyết khó khăn. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Khi nhận thấy tình hình trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, Bộ Tài chính đã đề xuất các giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước. Cụ thể, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2024 như: Đề xuất cấp thẩm quyền tiếp tục xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 2% và xem xét giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng trong năm 2023; tiếp tục rà soát, giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí...

Phải tăng tổng cầu cho nền kinh tế

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, dù đạt nhiều thành công trong điều hành, nhưng từ nay đến cuối năm 2023 sẽ còn rất nhiều khó khăn. Do những khó khăn của kinh tế, việc hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2023 với hơn 1,6 triệu tỷ đồng vẫn là thách thức với ngân sách cả nước và ngân sách nhiều địa phương, nhất là những địa phương có nguồn thu lớn từ đất đai và hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, thách thức trong chi ngân sách là chi đầu tư vẫn thấp hơn so với kế hoạch. Chi đầu tư giữ vai trò quan trọng trong gói hỗ trợ tài khóa nhưng tiến độ giải ngân chậm. Nhiều khoản chi đầu tư từ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội vẫn chưa thể giải ngân. Mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nhiều giải pháp, nhưng tình trạng “no dồn, đói góp” của chi đầu tư ít thay đổi. Điều này sẽ tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2023-2025.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần những chính sách đặc biệt, có thể dùng 1 luật để sửa nhiều luật, hóa giải những nút thắt. Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, chính sách tài khoá chỉ là một trong những giải pháp để giải quyết khó khăn. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội. Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản; tiếp tục đẩy mạnh môi trường kinh doanh tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một vấn đề nữa đó là, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu hàng Việt ra nước ngoài. Muốn vậy, cần sự vào cuộc của Bộ, ngành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục huy động nguồn vốn tín dụng từ các nguồn lực khác hỗ trợ sản xuất kinh doanh bên cạnh các giải pháp tài khóa. Đồng thời, giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư tư nhân, đất đai, công trình điện năng lượng tái tạo, công nghiệp…

Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách bên cạnh việc triển khai các giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Giai đoạn 2024-2025, tiếp tục thực hiện nguyên tắc điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt trong ứng biến về ngắn hạn nhưng tuân thủ các nguyên tắc cân đối ngân sách và kỷ luật tài chính về dài hạn. Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế để điều chỉnh chính sách tài khóa đặc thù, phù hợp, vừa giải quyết các khó khăn cho nền kinh tế, vừa đảm bảo cân đối NSNN trên tinh thần lợi ích hài hòa; rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa Nhà nước và doanh nghiệp./.

Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dự án PPP
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Việc triển khai các dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn nhiều vướng mắc. Số dự án mới được triển khai theo Luật PPP còn hạn chế, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP còn thấp, việc thẩm định giá tài sản công tham gia dự án PPP còn bất cập...
  • Gỡ rào cản, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế đến năm 2025, có 10 chỉ tiêu có thể đạt được, 13 chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành, thậm chí một số chỉ tiêu rất khó đạt.
  • Cần những giải pháp cấp bách cho nền kinh tế...
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ghi nhận những điểm sáng của nền kinh tế, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có những giải pháp đột phá để giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, nút thắt lớn đang cản trở sự phát triển đất nước, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
  • Gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp “tắc” do đâu?
    một năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những lý do khiến gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt kỳ vọng đặt ra là do thiết kế chương trình rất thận trọng, khiến người đi vay, đơn vị cho vay đều "ngại".
  • Quy hoạch giúp Quảng Nam khơi thông nguồn lực của tỉnh
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tỉnh Quảng Nam vừa trở thành tỉnh thứ 59 được Hội đồng Thẩm định thông qua hồ sơ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế