Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp

(BKTO) - Ngày 21/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Cơ quan lâm nghiệp Hàn Quốc Nam Sung Hyun. Đại diện lãnh đạo hai cơ quan đã khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, từ đó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, cuộc sống của người dân.

dsc03932-194035_975.jpg
Đại diện cơ quan quản lý lâm nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc trao đổi về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ảnh: Bộ NN&PTNT

Thời gian qua, Chính phủ Hàn Quốc đã tài trợ và hợp tác với Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng Sông Hồng đang được được triển khai. 

 Trong giai đoạn 2010-2022, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với nhiều dự án hợp tác kỹ thuật ý nghĩa và mang lại hiệu quả trực tiếp cho người dân và cộng đồng tại Việt Nam, bao gồm các dự án về chuyển giao công nghệ, cải thiện giống cây trồng, tăng hiệu quả năng suất và chuỗi giá trị. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Về lĩnh vực Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT đã phối hợp rất chặt chẽ với Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc triển khai Dự án “Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” với Mục tiêu quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng ven biển hiện có và trồng mới rừng ngập mặn tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trong thời gian gần đây, Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động tăng cường hợp tác song phương về lâm nghiệp trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác đã ký năm 1999. Ngoài ra, hai bên cũng triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, Tổ chức Hợp tác rừng châu Á. Hai nước cũng đã tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế liên quan tới lĩnh vực lâm nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Hiện nay, Việt Nam có trên 14 triệu 700 nghìn hécta rừng với độ che phủ hơn 42%, đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững và đảm bảo an ninh môi trường. Do vậy, Bộ NN-PTNT đang triển khai việc tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng phát triển ngành Lâm nghiệp đa dụng, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị của rừng trồng, đặc biệt tập trung trồng rừng gỗ lớn và tăng cường giá trị phúc lợi của rừng cho người dân, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế liên quan đến rừng. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất Hàn Quốc hỗ trợ phát triển rừng đa dụng, xây dựng sinh kế rừng bền vững gắn với cảnh quan và du lịch bản địa, đặc biệt cho vùng miền núi phía Bắc; Xây dựng bản đồ số về sử dụng đất phục vụ cho việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng; Hợp tác xây dựng và vận hành các vườn ươm công nghệ cao cho cây rừng, cây thuốc và các loài thực vật quý, hiếm theo tiêu chuẩn Hàn Quốc; Xây dựng Vườn hữu nghị ASEAN - Hàn Quốc tại trường Đại học Lâm nghiệp; hỗ trợ thành lập Chi nhánh Văn phòng Trung tâm Hợp tác Lâm nghiệp Hàn Quốc - Mê Công tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thành lập Trung tâm đào tạo, nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị Hàn Quốc hợp tác kết nối kinh doanh trong lĩnh vực Lâm nghiệp như thương mại, chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ; đồng thời mong muốn Bộ trưởng Cơ quan lâm nghiệp Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng và hợp tác song phương giữa hai nước nói chung, xứng tầm với quan hệ truyền thống tốt đẹp và tiềm năng của hai nước.

Theo Bộ trưởng Cơ quan lâm nghiệp Hàn Quốc, biến đổi khí hậu, tính đa dạng của hệ thực vật, thảm họa thiên nhiên, cháy rừng... là những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt. Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động tăng cường hợp tác song phương về lâm nghiệp trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác đã ký năm 1999. 

Với kinh nghiệm và kiến thức hiện có, phía Hàn Quốc mong muốn chia sẻ với Việt Nam trong các dự án, chương trình hợp tác. Đặc biệt là trong dự án “Phục hồi và quản lý rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng” tại Nam Định và Ninh Bình. Đây là Dự án nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam, thể hiện trách nhiệm của Chính phủ Hàn Quốc với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay trên toàn cầu.

Cùng chuyên mục
  • Để nông sản Việt tự tin cạnh tranh, tăng trưởng bền vững
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Những tháng đầu năm, trong khi các nhóm hàng lâm sản, thủy sản có xu hướng giảm, hàng nông sản lại vươn lên trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để mang lại giá trị đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế trong bối cảnh thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn đòi sản xuất, kinh doanh nông sản cần không ngừng tự đổi mới mình hơn nữa, từ đó góp phần nâng cao giá trị, cũng như khả năng phát triển bền vững.
  • Thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông kết nối tỉnh Khánh Hòa với Lâm Đồng, Ninh Thuận
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sáng 20/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận, với 95,34% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
  • Tháo gỡ khó khăn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Là một trong những cơ quan được giao nguồn vốn đầu tư công năm 2023 lớn nhất cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đang tập trung tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư đã nảy sinh những bất cập, vướng mắc, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải phối hợp tìm giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư công.
  • Chính sách nhà ở xã hội: Cần mục tiêu rõ ràng, khả thi, tránh trục lợi
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị chính sách phát triển nhà ở xã hội (NOXH) cần theo hướng tăng nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp, đồng thời ngăn ngừa tình trạng người có thu nhập cao sở hữu, đầu cơ NOXH.
  • Cần kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân chậm quyết toán vốn đầu tư công
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2022 vẫn còn 35,5% số dự án hoàn thành chưa phê duyệt quyết toán. Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan gây chậm quyết toán vốn đầu tư công.
Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp