Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 131,2 nghìn tỷ đồng

(BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 19% kế hoạch, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

t4.jpg
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 4 tháng bằng 19% kế hoạch năm 2023. Ảnh minh họa: VGP

Riêng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 4 ước đạt gần 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn do trung ương quản lý đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1%; vốn địa phương quản lý 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 131,2 nghìn tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 18,5% và tăng 10,8%).

Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện do trung ương quản lý ước đạt 24,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5% kế hoạch năm và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 106,6 nghìn tỷ đồng, bằng 19,1% kế hoạch năm và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 72,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18% và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 29,6 nghìn tỷ đồng, bằng 21,7% và tăng 12%. Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% và giảm 0,4%.

Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đang được các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Cùng chuyên mục
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tháo gỡ những điểm nghẽn để phát triển logistics
    một năm trước Kinh tế
    Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung hạ tầng và dịch vụ logistics quan trọng, chiếm tới 60% lượng hàng hóa của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động logistics của vùng vẫn hạn chế, chi phí logistics còn cao, sự liên kết giữa doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics, các DN xuất nhập khẩu (XNK) chưa đạt hiệu quả như mong đợi... Đây là những điểm nghẽn cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Việt Nam chủ động áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
    một năm trước Kinh tế
    Năm 2024, nếu Việt Nam không áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% theo đề xuất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), phần chênh lệch tiền thuế khoảng 12.000 tỷ đồng từ các doanh nghiệp (DN) FDI sẽ phải nộp về chính quốc và Việt Nam sẽ không thu được số thuế này. Bảo vệ quyền đánh thuế, tránh thất thu ngân sách đòi hỏi Việt Nam phải chủ động, khẩn trương xây dựng cơ chế áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
  • Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh: Nhiều gam màu sáng, tối
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh vẫn tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh vẫn còn những “gập ghềnh” nhất định, đòi hỏi chính quyền các địa phương cần tiếp tục nỗ lực không ngừng, kiên trì đẩy mạnh cải cách quyết liệt, đồng bộ hơn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp (DN).
  • 49,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Với gần 16 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 4/2023, tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước đã có 49,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới.
  • Dòng tiền sẽ trở lại thị trường chứng khoán
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Trong bối cảnh lãi suất và chi phí cơ hội giảm, điều kiện tín dụng dần nới lỏng, các giải pháp nâng cao chất lượng thị trường của cơ quan quản lý được triển khai, giới chuyên gia dự báo, dòng tiền của nhà đầu tư sẽ dần trở lại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 131,2 nghìn tỷ đồng