Xem xét chuyển Covid -19 từ bệnh nhóm A xuống nhóm B

(BKTO) - Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

lan-bt.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: VPQH

Cuối chiều 29/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về Báo cáo giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Thông qua Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn nhận một cách tổng quát về việc huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19. Báo cáo được xây dựng công phu, đầy đủ, súc tích về những kết quả, khó khăn, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, kiến nghị các giải pháp.

Giải trình những ý kiến đại biểu về việc chuyển từ bệnh nhóm A sang bệnh nhóm B đối với dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngày 05/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch Covid-19 không còn tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cũng đang phối hợp cùng với các Bộ, ngành rà soát các quy định của pháp luật, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới và rà soát các biện pháp thực tiễn triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, xây dựng hồ sơ để chuyển phân loại bệnh từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

"Dự kiến vào cuối tuần này, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 bàn thảo liên quan đến nội dung này" - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong mua sắm, đảm bảo cung ứng trang thiết bị, sinh phẩm y tế, đặc biệt sau thời gian hậu Covid-19, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng nhiều văn bản trình Quốc hội xem xét, kịp thời ban hành nhiều văn bản tháo gỡ khó khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu hóa chất, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế.

Hiện nay để giải quyết căn cơ việc thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành trình Quốc hội sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật giá. Bộ Y tế đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế…

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sau 4 lần điều chỉnh gia hạn thuốc, đến nay đã có hơn 10.500 thuốc được gia hạn. Về nguồn cung thuốc của nước ta, có đến 22.000 mặt hàng. Đến thời điểm này cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Về chính sách y tế cơ sở và y tế dự phòng, năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế cơ sở hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản.

Báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội đã đánh giá những kết quả, những mặt làm được, những vấn đề tồn tại về chính sách y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định Bộ Y tế tiếp thu toàn bộ ý kiến của đại biểu Quốc hội và cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Y tế đang hoàn thiện hồ sơ về xây dựng chỉ thị về phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới.

Hồ sơ chỉ thị này đang chuẩn bị được trình Ban Bí thư để họp và thông qua vào tháng 6/2023 với nhiều nội dung liên quan tới mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế triển khai thực hiện, phương thức triển khai thực hiện… Những nội dung các đại biểu Quốc hội nêu đã được đề cập trong chỉ thị và sẽ được cụ thể hóa.

Cùng chuyên mục
  • Để y tế cơ sở là “xương sống”
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Qua kết quả giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế chính sách đồng bộ, lâu dài để y tế cơ sở là nền tảng, y tế dự phòng là then chốt.
  • Chuyển đổi số, tích hợp dữ liệu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
    một năm trước Xã hội
    Triển khai chương trình chuyển đổi, tích hợp dữ liệu về dân cư với dữ liệu từng lĩnh vực, các Bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực thực hiện và đạt kết quả tích cực, góp phần phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Đây là những điều kiện tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia, theo định hướng hiện nay của Chính phủ.
  • Lao động nữ đối mặt với nhiều rào cản khi đi làm việc ở nước ngoài
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Khi tham gia thị trường lao động nước ngoài, lao động nữ phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn so với nam giới.
  • Doanh nghiệp Italia mong muốn góp phần vào nỗ lực phát triển xanh của Việt Nam
    một năm trước Xã hội
    Theo Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Công ty ENI Việt Nam ngày 23/5, ENI cam kết hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, góp phần vào nỗ lực phát triển xanh của Việt Nam.
  • Bổ sung nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong Dự thảo Nghị định tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng trình Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất bổ sung thêm nhóm đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp.
Xem xét chuyển Covid -19 từ bệnh nhóm A xuống nhóm B