3 cam kết của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài

(BKTO) - Sáng 16/10, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) với chủ đề “Đồng hành và phát triển” đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

1(3).jpg
Thủ tướng cảm ơn các nhà đầu tư nước ngoài trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường nhưng vẫn cam kết tới Việt Nam và mở rộng đầu tư thời gian tới. Ảnh: Chính phủ

Đây là hoạt động tiếp theo sau Hội nghị "Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài" được tổ chức vào tháng 4/2023, khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với khu vực đầu tư nước ngoài; thể hiện sự quan tâm, đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

Lời cảm ơn và lời cam kết với nhà đầu tư

Tại Hội nghị, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có những đánh giá, chia sẻ về tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam đã tạo điều kiện về pháp lý, chủ động tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản giúp các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh thuận lợi; thể hiện cam kết cùng Việt Nam thúc đẩy đầu tư kinh doanh theo các ưu tiên của Việt Nam.

Phát biểu kết luận, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn các nhà đầu tư về 3 vấn đề:

Một là, đã vượt qua khoảng cách về địa lý để đến tới Việt Nam.

Hai là, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội và thời cơ để luôn đồng hành, chia sẻ, cùng Việt Nam xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Ba là, trong điều kiện khó khăn, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường nhưng vẫn cam kết tới Việt Nam và mở rộng đầu tư thời gian tới.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam có 3 cam kết với nhà đầu tư:

Thứ nhất, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư trong bất cứ trường hợp nào.

Thứ hai, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm lợi ích, hoạt động ổn định lâu dài ở Việt Nam trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thứ ba, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự nhưng xử lý những người làm sai, vi phạm pháp luật để bảo vệ người làm đúng, tạo môi trường, hệ sinh thái sản xuất, kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh và bền vững.

3(1).jpg
Nhà đầu tư nước ngoài phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: CP

Việt Nam sẽ tiếp tục cam kết và đồng hành cùng các nhà đầu tư 

Về các câu hỏi của các nhà đầu tư rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục làm gì để thực hiện các cam kết và đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài, lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời, Thủ tướng khái quát lại và nhấn mạnh, bổ sung thêm một số nội dung về các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam triển khai 3 trụ cột: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm xuyên suốt: Lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ hai, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không": Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ tư, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nguồn lực bên trong (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa-lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP).

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từ đó giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ sáu, bám sát, nắm chắc tình hình thế giới và khu vực để phản ứng chính sách kịp thời, chủ động, hiệu quả với các nhà đầu tư.

Thứ bảy, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để các nhà đầu tư yên tâm hoạt động, sản xuất, kinh doanh.

Thứ tám, Việt Nam sẽ tiếp tục là hình mẫu về khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, phát huy tinh thần tự lực, tự cường để phát triển sau chiến tranh, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia, hơn 30 đối tác có quan hệ từ đối tác toàn diện trở lên, có quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với tất cả các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Thứ chín, triển khai các công việc có trọng tâm, trọng điểm như tập trung xây dựng hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

2(2).jpg
Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Ảnh: CP

6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao để cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư hiệu quả, lâu dài, bền vững tại Việt Nam.

Thứ nhất, tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển".

Thứ hai, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế, phù hợp với định hướng, quy hoạch và yêu cầu phát triển đất nước.

Thứ ba, tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp; triển khai hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi suất; giãn, hoãn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất…

Thứ tư, nghiêm túc lắng nghe các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài với tinh thần cầu thị, chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành; trên cơ sở đó, kịp thời có biện pháp xử lý hiệu quả, nhất là những khó khăn, vướng mắc thực tế.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác công tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư ngoài Nhà nước, trong đó có đầu tư nước ngoài. Phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược gắn với hoàn thiện thể chế, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ sáu, tăng cường công tác nắm tình hình, nhất là về chính sách tài khóa, tiền tệ, dự báo sát thực tiễn để có phản ứng chính sách phù hợp, linh hoạt, kịp thời.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, thân thiện môi trường và phù hợp các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng của Việt Nam. Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển theo kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, ứng phó biến đổi khí hậu.../.

Cùng chuyên mục
  • Trà Vinh cần tập trung 3 đột phá chiến lược với kinh tế biển làm động lực
    6 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết, xử lý một số kiến nghị, tạo điều kiện cho Trà Vinh phát triển nhanh, bền vững, chiều 15/10.
  • Đề xuất giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động
    6 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Góp ý vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động chỉ nên ở mức 20%.
  • Năm 2023, tăng trưởng GDP dự báo đạt trên 5%
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%. Dù mức tăng trưởng này thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
  • Lĩnh vực trung và hạ nguồn đóng góp trên 60% doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Chủ trì Hội nghị trực tuyến “Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và giải pháp trọng tâm đảm bảo kế hoạch quản trị năm 2023 và kế hoạch năm 2024 của các đơn vị trung và hạ nguồn” diễn ra ngày 13/10, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị tập trung đánh giá dư địa, nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường; tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ngay khi có thể…
  • Tạo không gian phát triển mới cho Trà Vinh
    6 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Quy hoạch tỉnh Trà Vinh được công bố có tầm quan trọng đặc biệt, tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển bền vững, hiệu quả; giúp khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
3 cam kết của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài