Mục đích của cuộc kiểm toán là đánh giá tính hiệu lực và việc tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý chất thải nhựa nhằm kiểm tra mức độ phù hợp trong việc quản lý chất thải nhựa. Cuộc kiểm toán cũng đánh giá các rủi ro do rác thải nhựa gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người.
CAG đã chọn một số cơ quan để rà soát hồ sơ của các năm 2015-2016 đến 2019-2020. CAG thực hiện 1 cuộc kiểm toán tuân thủ đối với 92 trong số 448 đơn vị từ năm 2019 đến 2020; 1 cuộc kiểm toán đối với 100 trong số 352 đơn vị trong năm 2020-2021. Báo cáo kiểm toán cho biết, đánh giá tin cậy về chất thải rất cần thiết để lập kế hoạch và quản lý chất thải hiệu quả, giúp định hướng quá trình ra quyết định. Việc thu gom, tái chế và xử lý theo cách khoa học, thân thiện với môi trường là những yếu tố thiết yếu của hệ thống quản lý chất thải nhựa. Dữ liệu đánh giá chất thải nhựa là bước đầu tiên hướng tới hoạch định chính sách hiệu quả.
Kết quả kiểm toán cho thấy, Quy chế quản lý chất thải nhựa năm 2016 đã không được thực hiện hiệu quả do MoEF&CC không xây dựng kế hoạch hành động. Bộ cũng chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả với các ban kiểm soát ô nhiễm đồng thời không có chính sách giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải nhựa.
MoEF&CC cho biết đã áp dụng chiến lược 3 hướng để thực hiện hiệu quả Quy chế, bao gồm thay đổi hành vi; củng cố hệ thống thể chế thu gom, phân loại và tái chế chất thải nhựa; thu hút sự tham gia của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và chủ sở hữu thương hiệu thông qua quy định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, Bộ không có kế hoạch hành động để thực hiện hiệu quả chiến lược này cho giai đoạn 2015-2020. Ngoài ra, Quy chế quản lý chất thải nhựa do MoEF&CC xây dựng thiếu tính toàn diện nên chưa thúc đẩy thực hiện và giám sát hiệu quả các quy định này./.