Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương về 0%

(BKT) - Bộ Tài chính không đồng ý với đề xuất thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng khô dầu đậu tương về 0% so với mức 2% hiện hành.

kho-dau-dau-tuong.jpeg
Điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 1% dự kiến sẽ làm giảm số thu NSNN khoảng 520 tỷ đồng/năm. Ảnh: ST

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (Nghị định 26).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và một số hiệp hội đã kiến nghị giảm thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi của khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng hiện nay, cơ bản mức thuế suất MFN các mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đều đã ở mức rất thấp để bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với khả năng đáp ứng thị trường.

Đối với mặt hàng khô dầu đậu tương, nước ta đã sản xuất được 35% nhu cầu, nên mức thuế suất MFN 2% (so với mức cam kết trần WTO 5%) như hiện hành là phù hợp, đảm bảo đảm bảo nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất, khuyến khích ngành chăn nuôi chủ động nguồn nguyên liệu, cũng như hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp (DN).

Hơn nữa, việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN có thể dẫn đến giảm nhu cầu, ảnh hướng đến sản xuất trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, qua đó tác động trực tiếp tới hoạt động chăn nuôi của DN và đời sống của người dân. Chưa kể, trước đây, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Công ty Dabaco đã có công văn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%, nhưng sau đó đã có văn bản xin rút lại kiến nghị và đề nghị giữ nguyên hiện hành.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án thuế suất đối với mặt hàng khô dầu đậu tương.

Phương án 1: Giữ nguyên mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương như hiện hành.

Phương án 2: Điều chỉnh mức thuế suất MFN đối với mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 1% (thay cho đề xuất giảm xuống 0%).

Bộ Tài chính đánh giá, thực hiện Phương án 1 có ưu điểm góp phần ổn định chính sách, không xáo trộn hoạt động sản xuất của DN thức ăn chăn nuôi và DN chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, do đã sản xuất được 35% nhu cầu nội địa nên mức thuế suất MFN 2% (so mới mức trần WTO 5%) là hợp lý để khuyến khích DN trong nước tiếp tục sản xuất. Nếu không có chính sách bảo hộ nhất định cho các DN sản xuất trong nước thì Việt Nam phải tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là chưa đáp ứng được được kiến nghị của một số Bộ, hiệp hội và DN trong bối cảnh giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Trong khi đó, thực hiện Phương án 2 sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất khô dầu đậu tương trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần giảm chi phí, chủ động nguồn cung. Việc giảm thuế suất MFN xuống 1% thay vì 0% vẫn tạo dư địa đàm phán cho các FTA mà Việt Nam sẽ ký kết trong tương lai, đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc về ban hành Biểu thuế, thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thực hiện Phương án 2 dự kiến sẽ làm giảm số thu NSNN khoảng 520 tỷ đồng/năm (gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT), thấp hơn so với mức giảm số thu NSNN 1.040 tỷ đồng/năm (gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT) trong trường hợp giảm mức thuế suất MFN xuống 0% như kiến nghị./.

Bộ Tài chính cũng đề nghị chưa điều chỉnh thuế suất với một số loại phân bón. Theo Bộ Tài chính, để góp phần hạ giá thành phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ, tránh gian lận, Nghị định 26 quy định áp dụng thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu; thuế suất 0% với phân bón trong nước đã sản xuất được hoặc dư thừa để xuất khẩu. Cụ thể, thuế xuất khẩu 5% với phân bón ure, phân lân, DAP; thuế xuất khẩu 0% với phân bón NPK.

Cùng chuyên mục
  • Chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu của Việt Nam
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 21/11, Diễn đàn Năng lượng sản xuất tại Việt Nam đã được tổ chức bởi Nhóm công tác về Điện và Năng lượng - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhằm phân tích về ngành điện và năng lượng Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng toàn cầu và xem xét các chiến lược để thu hút nguồn vốn cho quá trình chuyển dịch năng lượng.
  • Thương mại điện tử dự kiến đạt 20,5 tỷ USD năm 2023
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%/năm và dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023.
  • Hà Nội phải đi trước cả nước về công nghiệp và phát triển
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Hà Nội đang cùng lúc thực hiện 3 công việc lớn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, tư tưởng Hà Nội vươn ra cạnh tranh với thế giới phải xuyên suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
  • Lào Cai nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - 10 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách trên địa phương đang hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng hoạt động khiến những khoản thu chính trên địa bàn sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách.
  • Hàng loạt ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi
    5 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Xu hướng giảm lãi suất chưa dừng lại khi tiếp tục có thêm hàng loạt ngân hàng đưa lãi suất tiền gửi xuống thấp hơn nữa.
Bộ Tài chính không đồng ý giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương về 0%