Chuyển đổi số năm 2024: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột

(BKTO) - Chủ đề được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - nhấn mạnh khi chủ trì phiên họp thứ 7 của Ủy ban, tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, ngày 28/12, tại Hà Nội.

1(1).jpg
Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, bền vững, toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau. Ảnh: CP

Năm 2023, chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện

Đánh giá kết quả nổi bật về chuyển đổi số quốc gia năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung mới có thể hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỉ lệ 81%.

Tại Hội nghị, các báo cáo và ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đã đánh giá tình hình, nêu bật những thành tựu, kết quả, điểm nghẽn, khó khăn, chia sẻ cách làm hay, những bài học kinh nghiệm trong chuyển đổi số thời gian qua; nêu các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và đề xuất, kiến nghị thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng khẳng định, chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, bền vững, toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của Chính phủ trong nhiệm kỳ này.

Thủ tướng đánh giá năm 2023, chuyển đổi số quốc gia được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Năm Dữ liệu số quốc gia 2023 đã tạo những nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, tạo nền móng cho phát triển cả 3 trụ cột (chính phủ số, kinh tế số, xã hội số).

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng cảm ơn, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban quốc gia; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của Bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

2(1).jpg
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế. Ảnh: CP

Đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế

Thủ tướng nêu rõ chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Cơ bản nhất trí với các đề xuất về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các phát biểu, tham luận, Thủ tướng đề nghị Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của Ủy ban, các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện với chủ đề đã xác định.

Yêu cầu đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho chuyển đổi số quốc gia với phương châm một văn bản điều chỉnh nhiều văn bản, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp lý về công nghiệp công nghệ số, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2024; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký; xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi); khẩn trương hoàn thiện và trình ban hành các Chiến lược về phát triển vi mạch bán dẫn, ứng dụng chuỗi khối, dữ liệu số…

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành trong quý I/2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thiện và ban hành phương pháp đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Bộ Công an nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; hoàn thành trong năm 2024.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; hoàn thành trong quý II/2024.

Bộ Tài chính xây dựng, ban hành và trình ban hành chính sách, quy định để thúc đẩy áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước ở tất cả các ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh số hóa việc thu thuế, phí, lệ phí, nhất là dịch vụ ăn uống, xăng dầu…

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có phương án xử lý đối với 558 thủ tục hành chính chưa được cắt giảm, đơn giản hóa theo 19 nghị quyết của Chính phủ; hoàn thành trong quý I/2024.

Để đẩy mạnh số hóa các ngành kinh tế, Thủ tướng đề nghị các đồng chí Phó Thủ tướng phụ trách các ngành, lĩnh vực tổ chức các phiên họp chuyên đề của Ủy ban chuyển đổi số quốc gia về số hóa các ngành kinh tế với thời gian tổ chức cụ thể.

Cụ thể, ngành nông nghiệp tập trung vào cải thiện năng suất, hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, giảm phát thải; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung vào số hóa, tự động hóa và quản trị số hướng tới áp dụng mô hình nhà máy thông minh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm, giảm phát thải… từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngành điện, năng lượng tập trung vào quản trị số, như hệ thống lưới điện thông minh, an ninh an toàn hệ thống điện, đối với nhà máy nhiệt điện phải giảm nhiên liệu đốt, giảm phát thải.

Ngành xây dựng tập trung vào tăng năng suất (tự động hóa quy trình xây dựng); quản lý dự án hiệu quả hơn (theo dõi tiến độ công việc, lên kế hoạch và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả hơn); tối ưu hóa thiết kế (mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin xây dựng); tăng tính linh hoạt; giảm thất thoát và lãng phí; cải thiện an toàn lao động; quản lý tài chính hiệu quả...

Lĩnh vực phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản trị số để thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hình thành khu công nghiệp xanh, sinh thái. Tổ chức trong quý III/2024…/.

Cùng chuyên mục
  • Phát huy kết quả đạt được, tiếp tục giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương Đảng
    9 tháng trước Công tác xây dựng Đảng
    (BKTO) - Tại Hội nghị thường kỳ tháng 12 của Ban Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán nhà nước (KTNN) diễn ra chiều 28/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự, Bí thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy KTNN thẳng thắn nhận diện những kết quả, hạn chế của Đảng bộ, các tổ chức Đảng trực thuộc để có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới.
  • Xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, cán bộ đảng viên chất lượng
    9 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Ngày 28/12, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới 65 điểm cầu trên cả nước.
  • Nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước
    9 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Cộng đồng người Việt ở nước ngoài (NVNONN) là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc. Tình cảm mật thiết, gắn kết Tổ quốc với kiều bào, kiều bào với Tổ quốc càng được khẳng định rõ nét và kịp thời sau hơn 2 năm triển khai Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về Công tác NVNONN trong tình hình mới (Kết luận 12).
  • Đừng để như một cái hòm đựng sách
    9 tháng trước Chính trị
    Trong quá trình sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo, chỉ đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề lý luận cũng như thực tiễn và mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn.
  • Tuyệt đối không để bị động bất ngờ về chiến lược và về an ninh, trật tự
    9 tháng trước Chính trị
    (BKTO) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu này khi dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 79 do Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức, ngày 27/12, tại Hà Nội.
Chuyển đổi số năm 2024: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột