Đảm bảo thời gian phù hợp cho công tác kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước

(BKTO) - Theo Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ, việc rút ngắn lộ trình ngân sách về mặt thời gian theo đề xuất của Chính phủ sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các công tác quyết toán, kiểm toán. Vì vậy, cần nghiên cứu quy định thời gian phù hợp để Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Sáng 28/9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) hằng năm.

anh-tho28.jpg
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: VPQH

Tại phiên họp, UBTVQH đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Chính phủ báo cáo về lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm.

Trên cơ sở đó, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào các nội dung trọng tâm liên quan tới: Hồ sơ Chính phủ trình UBTVQH; làm rõ sự cần thiết phải rút ngắn thời gian quyết toán, cơ sở để đề xuất lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm theo đề xuất của Chính phủ; tính đồng bộ của quy trình quyết toán với quá trình nghiên cứu, sửa Luật NSNN năm 2015…

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đánh giá về tính đồng bộ, phù hợp trong việc thực hiện quyết toán NSNN theo các quy định hiện hành của Luật NSNN và các luật có liên quan. Đồng thời cho ý kiến về giải pháp rút ngắn quy trình quyết toán NSNN, trong đó làm rõ về sự cần thiết, tính hợp lý trong việc thí điểm rút ngắn quy trình quyết toán NSNN tại một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương như đề xuất của Chính phủ; sửa đổi, hoàn thiện hệ thống mẫu biểu quyết toán NSNN; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin;...

Về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho rằng, theo quy trình quyết toán NSNN, nội dung này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao trong khi chưa sửa Luật NSNN, Chính phủ xây dựng Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện rút ngắn quy trình quyết toán NSNN tại một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương là phù hợp với quy định tại Điều 15 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, đây là nghị quyết quy phạm pháp luật; vì vậy trình tự, thủ tục xây dựng ban hành nghị quyết phải tuân thủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu ý kiến tại Phiên họp, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cho biết, trong quy trình rút ngắn lộ trình quyết toán ngân sách, về mặt thời gian, Kiểm toán nhà nước chỉ tham gia một khâu. Tuy nhiên, lộ trình gửi báo cáo của địa phương hiện nay theo như đề xuất của Chính phủ là ngày 01/9, trong khi ngày 20/9 phải có báo cáo kiểm toán. Khoảng thời gian này là khó khăn để thực hiện các công tác quyết toán, kiểm toán.

Vì vậy, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ đề nghị Chính phủ nghiên cứu lại khoảng thời gian phù hợp, theo hướng giãn thời gian để Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, việc Chính phủ báo cáo UBTVQH về lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm là có căn cứ thực tiễn, có cơ sở pháp lý.

“Kinh nghiệm quốc tế cũng không có quốc gia nào có thời gian phê chuẩn quyết toán kéo dài như của Việt Nam. Các nước trên thế giới đều có thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước từ 6 tháng đến 10 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách” - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Để tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ, UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện xây dựng báo cáo, tờ trình lộ trình rút ngắn quy định thời gian quyết toán NSNN hằng năm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) bảo đảm đầy đủ theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 Quốc hội khóa XV.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024 sửa đổi một số điều của Luật NSNN về rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN để áp dụng năm 2025 phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2024.

Trường hợp không kịp sửa đổi một số điều Luật NSNN trong năm 2024, Chính phủ khẩn trương xây dựng Dự thảo Nghị quyết thí điểm rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN hằng năm báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 làm căn cứ để tổ chức thực hiện, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2024 ngay trong năm 2025./.

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước và các luật chuyên ngành
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) năm 2015 và Luật KTNN sửa đổi năm 2019 được ban hành nhằm cụ thể hóa quy định về KTNN trong Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật KTNN và một số luật chuyên ngành còn chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán.
  • Nỗ lực để không còn kiến nghị “treo”
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Mặc dù có số lượng kiến nghị kiểm toán tồn đọng lớn, song những năm gần đây, TP. Hà Nội đã và đang nỗ lực tập trung giải quyết, bước đầu tạo kết quả chuyển biến tích cực. Đặc biệt, nhiều kiến nghị kiểm toán đã trở thành động lực thôi thúc các Sở, ngành, các đơn vị được kiểm toán đổi mới, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý, điều hành…
  • Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: Điều chỉnh Dự án thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư sân bay Long Thành là cần thiết
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung nêu rõ: Qua kiểm toán đối với Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho thấy, công tác xác định tổng mức đầu tư của các dự án thành phần và tiến độ thực hiện các dự án thành phần hiện nay không còn phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc điều chỉnh một số nội dung của Dự án là cần thiết.
  • Thách thức kiểm toán đầu tư xây dựng
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Thời gian qua, cùng với việc chú trọng kiểm toán báo cáo quyết toán, kiểm toán ngân sách và các lĩnh vực quan trọng khác, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng đặc biệt coi trọng việc kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng (ĐTXD). Tuy nhiên, kiểm toán lĩnh vực này đang đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả kiểm toán ĐTXD, KTNN cần tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động kiểm toán; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kiểm toán...
  • Phối hợp rà soát, tránh trùng lặp trong kế hoạch thanh tra, kiểm toán
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) – Sáng 28/9, tại Hà Nội, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì cuộc họp rà soát, tránh chồng chéo trong kế hoạch thanh tra (KHTT) và kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2024.
Đảm bảo thời gian phù hợp cho công tác kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước