Hành động quyết liệt, quyết tâm gỡ “Thẻ vàng” IUU

(BKTO) - Để đẩy mạnh công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Bí thư yêu cầu: Phải xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng...

the-vang-iuu-1.jpg
Chống khai thác IUU đã có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Nhà nước. Ảnh: ST

Quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024

Những năm qua, ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

Có 3 điểm lớn mà chúng ta cần tập trung trong các khuyến cáo của EC. Một là tàu cá còn vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Thứ hai là tàu cá còn tắt thiết bị giám sát hành trình. Thứ 3 là do lịch sử để lại, Việt Nam có những đội tàu chưa được đăng ký, đăng kiểm, không giấy phép khai thác. Đây là 3 tồn tại dễ dẫn đến ngư dân không tuân thủ pháp luật. Hiện nay, các địa phương đang thực hiện đăng ký lại với những tàu "3 không" này.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan

Tuy nhiên, phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "Thẻ vàng" của Uỷ ban châu Âu (EC), chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế.

Để đẩy mạnh công tác chống khai thác IUU, bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW (Chỉ thị 32) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Trong đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Đó là, xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản. Đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024.

Ban Bí thư ban đã hành ban hành Chỉ thị 32 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản. Chỉ thị huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị vào lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác IUU. Như vậy, chống khai thác IUU đã có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Nhà nước.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo về phát triển bền vững ngành thủy sản, chống khai thác IUU. Kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thủy sản. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm...

Xác định trách nhiệm người đứng đầu

Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 32 do Ban Bí thư tổ chức mới đây, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nêu rõ: Từ năm 2017, khi nhận cảnh báo "Thẻ vàng" của EC, Việt Nam đã nhận thức được những tác động tiêu cực của vấn đề này đối với phát triển ngành thủy sản lâu dài. Từ đó đến nay, vấn đề này càng được nhận thức sâu sắc và đầy đủ từ cấp ủy Đảng đến hệ thống chính trị, các địa phương, nhận thức của ngư dân, người lao động có liên quan; hành động cũng ngày càng mạnh mẽ, tích cực hơn.

“Có nhận thức đủ mới hành động đủ, cần có quyết tâm đủ để thực hiện mục tiêu, giải pháp của Chỉ thị 32. Đặc biệt, mục tiêu rất cao là gỡ bỏ 'Thẻ vàng' trong năm 2024” - Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

iuu-2.jpeg
Lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm tra tàu cá của ngư dân huyện Long Điền về chấp hành chống khai thác IUU trước khi ra khơi xuất bến. Ảnh: TTXVN

Theo Thường trực Ban Bí thư, Chỉ thị 32 đã xác định đây là vấn đề quan trọng, cấp bách, lâu dài. Ảnh hưởng tiêu cực từ cảnh báo “Thẻ vàng” đã thấy rõ: Hàng hóa, thủy sản xuất khẩu đến châu Âu phải kiểm soát 100% (thay vì kiểm tra theo xác suất). Chi phí doanh nghiệp cũng tăng lên. Về lâu dài, nếu không gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản, phát triển đất nước mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân, người lao động có liên quan.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị các Bộ, ngành liên quan cũng như các địa phương thể hiện quyết tâm cao để gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) thường xuyên báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Bí thư về những địa phương, đơn vị làm tốt, địa phương chưa làm tốt để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đó. “Dù còn nhiều thách thức, nhưng khi nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt thì có thể đạt được mục tiêu đề ra” - Thường trực Ban Bí thư tin tưởng.

Về lâu dài, cần quan tâm, cấu trúc lại nghề cá theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; quan tâm tạo sinh kế phù hợp, nâng cao đời sống ngư dân, người lao động có liên quan; đồng thời phải có chính sách bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản lâu dài. Trên cơ sở đó, nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

Trình bày Chương trình Hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị 32, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh yêu cầu: Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan chống khai thác IUU để xử lý dứt điểm tàu cá “ba không”; đặc biệt là hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Các nhiệm vụ tiếp theo là triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật về thủy sản trong quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến phải tuân thủ đầy đủ theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Về nhiệm vụ, giải pháp dài hạn phát triển bền vững ngành thủy sản, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; nâng cao cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo.../.

Dự kiến, tháng 5/2024, Đoàn thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam thanh tra lần thứ 5 về chống khai thác IUU. Đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam tháo gỡ “Thẻ vàng” trước khi EU bầu cử Nghị viện. Nếu không làm được, Việt Nam có thể phải mất vài năm nữa mới có cơ hội, thậm chí có nguy cơ bị phạt "Thẻ đỏ", Vì thế, nhiệm vụ gỡ "Thẻ vàng" đang cấp thiết hơn bao giờ hết và cần dồn sức thực hiện.

Cùng chuyên mục
  • Ngày hội non sông qua ký ức lão tướng quân đội
    12 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - “Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông/ Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân/ Thành Đồng ơi sắt son đã vang khải hoàn” - lời bài hát “Đất nước trọn niềm vui” được Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm cất lên trong ngôi nhà nhỏ nằm bên góc phố Thủ đô. Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên từ những ngày máu lửa nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chiến công hiển hách của vị tướng cùng đồng đội đã góp phần làm nên chiến thắng Tây Nguyên, từ đó tạo thêm thế và lực cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi. Bước ra từ cuộc chiến, vị tướng trận mạc năm xưa luôn mang trong mình khát vọng cống hiến, dựng xây đất nước ngay cả khi tuổi đã xế chiều…
  • Hiệp định Giơ-ne-vơ: Khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam
    13 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Cùng với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (Hiệp định được ký kết tại TP. Giơ-ne-vơ, Thủy Sĩ) đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định trong một điều ước quốc tế.
  • Đoàn kết quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
    13 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt Việt Nam, Lào, Campuchia; sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa (nhất là Liên Xô và Trung Quốc), của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
  • Ký ức chiến sỹ Điện Biên!
    13 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã khép lại cách đây 70 năm, song những ký ức về một thời gian khổ, hào hùng “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” ấy chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của những người lính Điện Biên năm xưa…
  • Mãi mãi tri ân đội quân trung hiếu mẫu mực
    13 ngày trước Chính trị
    (BKTO) - Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang sôi nổi tiến hành các hoạt động thiết thực kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm 2024, trong đó có 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; 49 năm Giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hành động quyết liệt, quyết tâm gỡ “Thẻ vàng” IUU