Minh bạch tiền công đức

(BKTO) - Minhbạch tiền công đức thu được tại di tích vẫn là vấn đề làm “nóng” dư luận quanhiều mùa lễ hội trong thời gian qua. Tại cuộc họp đánh giá công tác tổ chức lễhội diễn ra mới đây, vấn đề quản lý tiền công đức tiếp tục được đặt ra và lạirơi vào bế tắc vì thiếu phương án khả thi.




Tiền công đức phải được công khai, minh bạch, hướng vào mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Ảnh: T.K
Nguồn thu của các đền chùa, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo (gọi chung là di tích), hiện tập trung chủ yếu ở một số hoạt động: thu từ bán vé, các dịch vụ, tiền công đức và nguồn thu từ các hoạt động tín ngưỡng... Đối với các di tích đã được xếp hạng, ngoài các nguồn thu kể trên, các di tích này còn được Nhà nước đầu tư một khoản tiền cho các hoạt động thường xuyên và tùy theo cấp xếp hạng, di tích được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hoặc trích từ nguồn vốn chi cho sự nghiệp văn hóa nói chung để sử dụng cho công tác trùng tu, tôn tạo.

Tuy nhiên, chỉ riêng số tiền công đức thu được tại các di tích được quản lý ra sao vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải, trong bối cảnh có nhiều cơ chế quản lý khác nhau. Có nơi, tiền công đức được giao cho chính quyền hoặc ngành văn hóa quản lý. Có nơi Nhà nước trực tiếp lập ban quản lý, kiểm soát chi tiêu theo quy chế. Có nơi lại do địa phương tự lập ban quản lý.

Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo có nhắc đến nguồn thu từ công đức. Sau đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã cùng Bộ Nội vụ nghiên cứu, cho ra đời Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với mong muốn minh bạch hóa việc quản lý nguồn tiền công đức. Tuy nhiên, Thông tư này cũng chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch số tiền, tài sản được công đức; ban quản lý phải có phương thức thu nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức hiệu quả, đúng mục đích... Vấn đề minh bạch ra sao, phương thức thu nhận, quản lý như thế nào vẫn đang được bàn và chưa có một hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cụ thể.

Trong những cuộc họp bàn tìm phương án quản lý đối với nguồn tiền công đức tại di tích, trước phương án cho rằng nên giao cho chính quyền quản lý nguồn tiền này, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm không đồng thuận, vì tiền công đức là do nhiều người đem đến một cách tự nguyện nên ban quản lý mà là đại diện chính quyền liệu có hợp lý?

Thực tế, dù không có những con số thống kê chính thức, nhưng số lượng tiền công đức thu được từ mỗi di tích là không hề nhỏ. Tuy nhiên, do không được công khai nên không ai biết việc quản lý, sử dụng số tiền đó ra sao. Cũng từ đó mà xảy ra hiện tượng lợi dụng công đức để tư lợi. Chưa kể, hiện tượng “khoán” tiền công đức xuất hiện tại một số di tích thời gian qua cũng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điển hình như trước đó là câu chuyện khoán thu tiền công đức ở đền Ông Hoàng Mười (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An); gần đây là trường hợp đền Tam Lang (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cũng được giao khoán cho một cá nhân đứng ra để kinh doanh thu phí. Rõ ràng việc xuất hiện yếu tố tư nhân và hơi hướng kinh doanh trong quản lý đã khiến di tích mất đi yếu tố linh thiêng vốn có.

Như vậy, về mặt quản lý Nhà nước đã có Nghị định, Thông tư liên bộ, có Chỉ thị của Ban Bí thư và Công điện của Thủ tướng, yêu cầu phải công khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng tiền công đức. Song mô hình quản lý thế nào là thích hợp vẫn còn bỏ ngỏ. Do có rất nhiều loại hình di tích với nhiều cơ chế quản lý khác nhau nên việc có một mô hình thống nhất là rất khó, song dù mô hình nào thì cũng phải công khai minh bạch, hướng vào mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản.

PHỐ HIẾN



Cùng chuyên mục
  • Các dự án bôxit mang lại hiệu quả tổng thể
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trước luồng ý kiến cho rằng các dự án bôxitTây Nguyên đã thua lỗ nặng trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục thua lỗ trên 37 triệuUSD trong năm 2015, Bộ Công thương vừa đưa ra những minh chứng để khẳng địnhrằng những thông tin đó là vội vàng và thiếu cơ sở.
  • Liên kết đào tạo: Tồn tại nhiều sai phạm
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Dù đượcquan tâm chấn chỉnh nhưng những sai phạm trong hoạt động liên doanh, liên kếtđào tạo (gọi chung là liên kết đào tạo) vẫn tái diễn, gây bức xúc trong dư luậnxã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi của người học. Kết luận thanh tra về hoạt độngtuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo của Trường đại học (ĐH) Y dược Hải Phòngtừ năm 2010 đến nay vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố tiếp tụché mở những bất cập trong lĩnh vực này.
  • Nhiều lợi ích từ sự phối hợp trong quản lý thu BHXH và thu thuế
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Một tin vui đến với các tổ chức, DN ngay trong những ngày đầu năm mới 2015, theo quychế phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Tổng cục thuế, sắp tới tổchức, DN sẽ được sử dụng mã số thuế trong kê khai nộp thuế và nộp các khoảnBHXH bắt buộc; sử dụng chữ ký số khai thuế để kê khai tham gia BHXH. Đây được coi là một trong những giải phápđem lại hiệu quả về nhiều mặt: Giảm chi phí cho DN; tăng cường quản lý nguồnthu thuế và thu BHXH.
  • Văn hóa Việt Nam: Cần một bản lĩnh để vững vàng hội nhập
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trongdòng chảy văn hóa, bên cạnh những yếu tố tích cực, sự xuất hiện của những yếu tốvăn hóa ngoại lai tiêu cực đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, xã hộivà sự phát triển của quốc gia. Nhân dịp năm mới 2015, GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủyviên Hội đồng Di sản quốc gia, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóatín ngưỡng Việt Nam đã chia sẻ với phóng viên Báo Kiểm toán suy nghĩ về bảnlĩnh văn hóa dân tộc trước thềm hội nhập.
  • Kiểm soát, xử lý xe quá tải: Một năm nhìn lại
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Theo đánh giá của cơ quan chức năng, sau 1 năm triểnkhai Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của Liên Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và Bộ Công an về việc phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tảitrọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, đến nay tình trạng xe ô tô chởhàng quá trọng tải đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số lượng xe quá tải vẫnở mức cao, còn diễn biến phức tạp, chưa thể xử lý dứt điểm.
Minh bạch tiền công đức