Phát triển nhân lực dầu khí đóng vai trò quan trọng với Petrovietnam

(BKTO) - Nhấn mạnh chất lượng nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng yêu cầu, cần xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực dầu khí.

nhan-luc.jpg
Phát triển nhân lực dầu khí đóng vai trò quan trọng với Petrovietnam

Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2010, nhân lực của toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã là hơn 43.595 người. Trong đó, lao động dưới 30 tuổi chiếm 40,27%, trình độ đại học trở lên chiếm 44,78%, trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm 10,28% và 34,77% là công nhân kỹ thuật.

Với trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao, ở thời điểm đó, nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận được nhiều công việc liên quan đến quản lý, vận hành các dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước.

Đến năm 2017, nhân lực ngành dầu khí đã tăng lên đạt khoảng 59.000 người, trong đó trên 5.500 người có trình độ trên đại học, hơn 25.000 người có trình độ đại học và cao đẳng, cùng trên 25.000 công nhân lành nghề, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của ngành dầu khí Việt Nam.

Trong tổng số nhân lực ngành dầu khí, lĩnh vực dịch vụ chiếm nhiều nhất với khoảng 19.000 người, tiếp đến là lĩnh vực kinh tế, kế toán, tài chính khoảng 9.000 người, cơ khí chiếm khoảng 8.000 người.

Tỷ lệ lao động được đào tạo của Petrovietnam từ 81,43% năm 2011 lên 86,15% năm 2017; số lao động có trình độ đại học trở lên tăng từ 41,81% lên 46,32%, với khoảng 5% lao động có tình độ thạc sĩ và 0,6% có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, công tác đào tạo nhân lực ngành dầu khí ở thời điểm đó chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ đang được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, chưa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường.

Theo số liệu thống kê, năm 2015 số lượng nhân lực trong 5 lĩnh vực chính của Petrovietnam là 36.343 người, nhưng đến năm 2019 đã giảm 7.773 người, xuống còn 28.570 người, trong đó lĩnh vực tìm kiếm thăm dò là 6.769 người, tương ứng khoảng 14%, giảm 2.306 người và 2,3% so với cơ cấu năm 2015. Điều này cho thấy nhân lực của Petrovietnam trong lĩnh vực cốt lõi nhất đã giảm sút, nguyên nhân do ảnh hưởng nghiêm trọng của suy giảm giá dầu.

Xác định tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển, Petrovietnam đã đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học - công nghệ và công nhân kỹ thuật dầu khí Việt Nam đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ, nghiệp vụ quản lý và điều hành ngang tầm quốc tế, để tự điều hành các hoạt động dầu khí trong nước và nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển năng lượng bền vững

Phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển năng lượng bền vững” diễn ra mới đây, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Để tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, vững mạnh, chúng ta cần xem lại những công tác đã làm được và chưa làm được. Bên cạnh đó, cần nhận diện lại những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai; xác định những áp lực, động lực để quản lý công tác phát triển nguồn nhân lực của Petrovietnam”.

nhan-luc-1.jpeg
Việc đào tạo và nâng tầm kỹ năng cho nguồn nhân lực là tất yếu, giúp ổn định công việc hiện tại và thích ứng với các công việc mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Cùng với đó, trong bối cảnh hiện nay, theo ông Phan Anh Minh - Trưởng ban Quản trị Nguồn nhân lực Petrovietnam, chuyển dịch năng lượng đang là xu hướng tất yếu của phát triển năng lượng bền vững trong tiến trình hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính bằng 0. Do đó, việc đào tạo và nâng tầm kỹ năng cho nguồn nhân lực là tất yếu, giúp ổn định công việc hiện tại và thích ứng với các công việc mới trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Chuyển dịch năng lượng có thể sẽ khiến các doanh nghiệp dầu khí gặp nhiều thách thức khi phải giữ chân và nâng cao năng lực cho người lao động để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Những năm gần đây, Petrovietnam đã ngày càng chủ động hơn trong việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý và lãnh đạo nguồn nhân lực. Qua đó, đảm bảo duy trì, phát triển ổn định nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đáng chú ý, năm 2023, Petrovietnam đã thực hiện đào tạo cho khoảng 140.000 người (tương đương 2,9 lượt/người/năm) với các chương trình liên quan đến chuyển dịch năng lượng, năng lượng tái tạo…

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận theo các nhóm ở 3 lĩnh vực: Thăm dò - Khai thác Dầu khí, Chế biến Dầu khí - Điện và lĩnh vực Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí; trao đổi về các chủ đề “Chuyển dịch lao động trong lĩnh vực E&P thích ứng với xu hướng chuyển dịch năng lượng”; “Đào tạo - Phát triển đội ngũ chuyên gia, lãnh đạo quản lý dẫn dắt doanh nghiệp trong nền công nghiệp Xanh - Sạch”; “Sẵn sàng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển năng lượng bền vững”; “Coaching - công cụ hữu hiệu để phát triển nhân viên và xây dựng văn hóa hiệu quả tại doanh nghiệp”; tham luận về “Xu hướng đào tạo phát triển trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng quốc tế và những đề xuất đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của Petrovietnam”.

Các đại biểu cũng gợi mở một số giải pháp như phát hiện và quy hoạch đội ngũ người lao động dầu khí chất lượng; triển khai và đào tạo chuyên sâu cho nguồn nhân lực; đánh giá và bổ nhiệm đúng với năng lực; có các chế đội đãi ngộ phù hợp, xứng đáng và có lộ trình phát triển nghề nghiệp; phối hợp sử dụng nguồn lực các đơn vị trong ngành; áp dụng văn hóa doanh nghiệp…

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam nhấn mạnh, trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nhiệm vụ số một là xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược phát triển. Tiếp đó là nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở dữ liệu tri thức ngành; xây dựng và tổ chức hệ thống các loại hình đào tạo; tập trung khắc phục và cập nhật công tác đào tạo.

Trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực tổng thể và các chương trình đào tạo cho những khâu then chốt của ngành năng lượng, trong đó có ngành dầu khí.

Theo đó, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Đặc biệt là ban hành chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, nguồn nhân lực trình độ cao trong và ngoài nước về làm việc trong lĩnh vực năng lượng; hình thành các nhóm khoa học và công nghệ mạnh đủ giải quyết các nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực năng lượng.

Cùng với đó, phải tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực; thông qua các dự án đầu tư để đào tạo, tiếp nhận các công nghệ mới, hiện đại. Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Cùng chuyên mục
  • Khó có cú hích tăng trưởng ngành vật liệu xây dựng trong năm 2024
    21 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, ngành vật liệu xây dựng nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - xây dựng - vật liệu xây dựng nên sẽ khó có cú hích cho sự tăng trưởng trong năm 2024 khi những vướng mắc thị trường bất động sản vẫn chưa được tháo gỡ hoàn toàn.
  • Cơ chế điều hành linh hoạt duy trì ổn định tỷ giá
    21 ngày trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong tuần qua, diễn biến tỷ giá liên tục tăng nhận được sự quan tâm của thị trường. Giá bán ra của các ngân hàng có lúc tiến sát mức trần do NHNN quy định. Với biên độ +/- 5% theo quy định, hiện tỷ giá được phép giao dịch trong khoảng từ 22.836 đồng/USD đến 25.239 đồng/USD.
  • Triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công
    21 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai Quyết định số 213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý (Quyết định 213).
  • Ngành ô tô sẽ bỏ lỡ "cơ hội vàng" nếu không bắt kịp xu hướng thế giới
    21 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô, kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng đạt 10 tỷ USD vào năm 2035 sẽ khó đạt được nếu Việt Nam không kịp thời điều chỉnh chính sách phát triển ngành theo xu thế của thế giới là xe điện, năng lượng sạch...
  •  Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đạt doanh thu hơn 140 tỷ đồng
    21 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Khép lại chuỗi các hoạt động hội thảo, hội nghị xúc tiến du lịch, Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20 năm 2024 với chủ đề "20 năm hành trình sống động" chính thức bế mạc với tổng doanh thu ước đạt140 tỷ đồng.
Phát triển nhân lực dầu khí đóng vai trò quan trọng với Petrovietnam