Sửa “lỗi” chính sách để tăng nguồn thu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (22/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017) và quyết toán NSNN năm 2016.




Các đại biểu Quốc hộithảo luận tại tổ sáng 22/5 -Ảnh: Đ. Khoa

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu Quốc hội ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã góp phần làm cho kinh tế - xã hội nước ta có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết để tạo đà cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Bàn về công tác thu NSNN, đại biểu Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) cho rằng, nếu chúng ta xây chính sách thu dựa nhiều vào huy động hơn nữa từ khu vực quảng đại quần chúng là rất khó khả thi mà nên tập trung nhiều hơn vào sửa đổi các quy định pháp luật để giải quyết những vướng mắc đối với chính sách chưa phù hợp với chuẩn mực, làm giảm thu ngân sách.

         
“Tới đây, chúng ta có những ưu đãi riêng cho những khu vực đặc biệt, điều này có thể làm tăng thêm rủi ro của việc chuyển giá trong nội bộ quốc gia. Đây là dư địa phải tập trung để tăng cường quản lý của ngành thuế”.
   Đại biểu Nguyễn Vân Chi

Đại biểu dẫn chứng: Liên quan đến Thuế Giá trị gia tăng (VAT), pháp luật quy định những trường hợp được khấu trừ VAT đầu vào, trong khi đầu ra lại không thuộc diện chịu thuế. Ví dụ, việc chuyển nhượng các dự án trong nước, đầu ra không thuộc diện chịu thuế nhưng VAT đầu vào lại được khấu trừ rất nhiều. Điều này không phù hợp với chuẩn mực chung về thuế.

Hay Thuế Thu nhập DN, chúng ta đang có ưu đãi rất rộng (ưu đãi theo lĩnh vực, địa bàn; ưu đãi cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng), hệ thống ưu đãi rất phức tạp tạo ra bất bình đẳng khi cùng loại dự án nhưng ở địa bàn này được ưu đãi còn ở địa bàn kia lại không được ưu đãi, rồi ưu đãi rất đặc biệt trong các khu kinh tế, làm cho việc ưu đãi bị tràn lan, không thực sự có hiệu quả và rất khó quản lý.

Theo đại biểu, trên thực tế, tình trạng chuyển giá đã xảy ra không chỉ giữa công ty mẹ - con, từ trong nước ra ngoài nước mà còn xuất hiện ngay ở trong nước khi các khu vực không có chế độ thuế giống nhau.

“Đó là những "lỗi" trong chính sách mà chúng ta cần sửa đổi để vừa tăng thu vừa đảm bảo hiệu quả, công bằng và đây là những dư địa để thu ngân ngân sách thay vì tăng thu với khu vực dân cư. Nội dung thu hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực quốc tế, làm cho hệ thống thuế của chúng ta đơn giản và minh bạch hơn. Chính sách nên tập trung vào đó để tái cơ cấu thu”- đại biểu Nguyễn Vân Chi đề xuất.

Mặt khác, đại biểu Chi cho rằng, cơ quan chức năng nên tập trung vào quản lý thu để thu được đúng như luật quy định. Theo đó, cần tăng cường quản lý để đưa được khu vực phi chính thức vào chính thức để thu thuế (như những hộ kinh doanh thực sự lớn, doanh thu hàng tỷ đồng nhưng lại thu thuế khoán, không đăng ký DN; hay trong khu vực nông nghiệp, có những hộ sản xuất lớn chưa đưa vào hệ thống). Đồng thời, nên tăng cường quản lý, tránh hiện tượng gian lận, trốn lậu thuế, đặc biệt là chuyển giá.

Nhấn mạnh những vấn đề nổi lên qua báo cáo của KTNN và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Cạn) cho rằng, trong công tác lập và giao dự toán, có trình trạng “nơi cần không giao, nơi được giao ngân sách không biết làm gì”; tình trạng chi sai chế độ, chi sai nguồn vẫn diễn ra.

         
“Nếu trong kỷ luật tài chính ngân sách chúng ta thực hiện không nghiêm thì việc này sẽ không chỉ làm thất thoát khoản tiền Nhà nước giao trước mắt mà còn dẫn đến mất cán bộ. Kỷ luật không nghiêm còn dung dưỡng cho đội ngũ cán bộ không chú trọng vào sử dụng hiệu quả đồng tiền Nhà nước giao mà chỉ quan tâm bòn rút NSNN”.
   Đại biểu Nguyễn Thị Thủy

Trước thực tế này, đại biểu Thủy kiến nghị Chính phủ, các cơ quan tham mưu giúp việc cho Chính phủ lưu ý, những nơi có khó khăn đặc biệt, khu vực miền núi cần được quan tâm thêm. Nhưng những nơi chưa cấp thiết, chưa cần thậm chí giao rồi mà không biết chi vào việc gì thì cũng nên xem xét. Trong bối cảnh NSNN khó khăn, hạn hẹp, việc giao ngân sách cần đúng và trúng để phát huy hiệu quả.

Nêu lên đánh giá của KTNN về các dự án được kiểm toán hầu hết đều có sai sót trong nghiệm thu thanh toán, cụ thể, qua kiểm toán 1.497 dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng, đại biểu Thủy đặt vấn đề: “Chúng tôi muốn Chính phủ và các cơ quan liên quan làm rõ hầu hết sai sót trong nghiệm thu thanh toán ở đâycó lỗi cố ý hay không?

Theo đại biểu, cần phân định việc này cho rõ về mặt trách nhiệm. Bởi nếu kỷ luật tài chính ngân sách không nghiêm thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.Do đó, đại biểu đề nghị, Chính phủ thực hiện đúng Nghị quyết 37 của Quốc hội. Nếu sai phạm về quản lý chi tiêu ngân sách được chỉ ra thì cần cung cấp danh sách cụ thể; nêu rõ mức độ sai phạm đến đâu, việc xử lý sai phạm ra sao…

Đ. KHOA



Cùng chuyên mục
  • Kiến nghị hủy bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới 159 văn bản; xử lý tài chính hơn 91,3 nghìn tỷ đồng
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Như tin đã đưa, chiều 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã báo cáo trước Quốc hội Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016. Được tổng hợp từ kết quả kiểm toán của 283 báo cáo kiểm toán tại 229 đơn vị, đầu mối, chủ đề được kiểm toán trong năm 2017 đối với niên độ ngân sách năm 2016 đã phản ánh khá rõ nét những hạn chế, bất cập trong chính sách tài khóa năm 2016; đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
  • Tọa đàm truyền hình: Dự án BT dưới góc nhìn Kiểm toán Nhà nước
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 21/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã báo cáo Quốc hội về Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016. Báo cáo này đã đề cập đến nhiều vấn đề “nóng” từ kết quả kiểm toán của KTNN, thu hút sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri.
  • Nhiều vấn đề “nóng” từ kết quả kiểm toán 2017 sẽ được báo cáo trước Quốc hội
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều nay (21/5), theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc báo cáo Quốc hội về Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016. Trong đó, nhiều vấn đề nóng từ kết quả kiểm toán, thu hút sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và cử tri sẽ được Tổng Kiểm toán Nhà nước báo cáo trước diễn đàn Quốc hội.
  • Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sáng nay (21/5), Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trong 20 ngày diễn ra Kỳ họp, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp; thực hiện hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội cùng một số vấn đề quan trọng khác của đất nước.
  • Tăng trưởng kinh tế 2018: Kỳ vọng lớn nhưng thách thức không nhỏ
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2018 hết sức tích cực, song đây mới là bước đầu, nhiệm vụ đến cuối năm còn hết sức nặng nề. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng có chung nhận định: sự bứt phá trong quý I đem lại kỳ vọng lớn nhưng cũng tạo áp lực không nhỏ về tăng trưởng GDP trong 3 quý còn lại.
Sửa “lỗi” chính sách để tăng nguồn thu