Tiêu thụ điện tháng 11 dự kiến tăng hơn 7%

(BKTO) - Tháng 11/2023, sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống dự kiến khoảng 763,5 triệu kWh/ngày, tăng 7,09% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và sinh hoạt người dân sẽ tiếp tục được đảm bảo - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết.

e.jpg
Nhân viên kỹ thuật của EVN lắp đặt thiết bị trên lưới điện. Ảnh: EVN

Tháng 10 vừa qua, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 24,28 tỷ kWh (trung bình 783,2 triệu kWh/ngày), tăng 11,3% so với cùng kỳ tháng 10 năm 2022.

Trong đó, sản lượng ngày cao nhất đạt 857,9 triệu kWh (ngày 06/10), công suất cao nhất đạt 41.183 MW (ngày 05/10).

Lũy kế 10 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 234,13 tỷ kWh, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tỷ lệ huy động từ thủy điện đạt 66,74 tỷ kWh, chiếm 28,5% và huy động từ nhiệt điện than đạt 107,74 kWh, chiếm 46%.

Ngoài ra, nguồn huy động từ tua bin khí đạt 22,9 tỷ kWh, chiếm 9,8%; nhiệt điện dầu là 1,23 tỷ kWh, chiếm 0,5%; năng lượng tái tạo đạt 31,58 tỷ kWh, chiếm 13,5% (trong đó điện mặt trời đạt 22,35 tỷ kWh, điện gió đạt 8.52 tỷ kWh). Nguồn điện nhập khẩu là 3,56 tỷ kWh, chiếm 1,5%.

EVN cho biết, trong 10 tháng qua, điện sản xuất của EVN và các Tổng công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 97,48 tỷ kWh, chiếm 41,63% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống.

Để thúc đẩy đầu tư các dự án điện, trong tháng 9 và 10 năm 2023, lãnh đạo EVN và các đơn vị đã làm việc với UBND một số tỉnh phía Bắc về việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình điện và cung cấp điện; làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tình hình thực hiện Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia từ Sóc Trăng cho huyện Côn Đảo; làm việc với đoàn công tác của các nhà đồng tài trợ thẩm định Dự án Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái để thu xếp vốn cho Dự án.

10 tháng qua, EVN và các đơn vị đã khởi công 62 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 71 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV (bao gồm: 01 công trình 500 kV, 09 công trình 220kV và 61 công trình 110 kV), trong đó đã khẩn trương tổ chức triển khai thi công đường dây 500kV Nam Định 1 - Thanh Hoá (đoạn tuyến từ VT96 đến VT117) và đóng điện giai đoạn 1 dự án trạm biến áp 500kV Lào Cai và các đường dây 220kV đấu nối...

Định hướng trong thời gian tới, lãnh đạo EVN cho biết, EVN và các đơn vị sẽ tiếp tục tập trung cho công tác phòng chống bão lũ tại các công trường, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các dự án nguồn điện: Nhiệt điện Quảng Trạch 1; Thủy điện Ialy mở rộng, Hòa Bình mở rộng; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục thu xếp vốn cho dự án Thủy điện Trị An mở rộng.

Đồng thời tiếp tục khẩn trương tiến hành các thủ tục và triển khai thi công các dự án lưới điện thuộc đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối; phối hợp với chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hoá để đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Nam Định 1 - Thanh Hoá.

Khẩn trương hoàn thành thi công để đóng điện trong tháng 11 và 12 các dự án giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo (dự án mở rộng trạm biến áp 220kV Phước Thái, trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo, trạm biến áp 220kV Vĩnh Châu); giải quyết dứt điểm các vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đường dây 500/220kV Nho Quan - Phủ Lý - Thường Tín; lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các báo cáo chuyên ngành, đăng ký vốn ngân sách nhà nước cho Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo...

Thông tin về tình hình thực hiện thủ tục các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, lãnh đạo EVN cho biết, đến ngày 03/11/2023, vẫn có 81/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 4.597,86 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Trong đó, có 69 dự án (tổng công suất 3.927,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá của Bộ Công Thương. EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 63/69 dự án; Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 62 dự án với tổng công suất 3.399,41 MW.

Đến nay, có 21 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 1.201,42 MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (COD), được phát điện thương mại lên lưới. Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đạt gần 761,7 triệu kWh.

Cùng chuyên mục
  • Hải quan ngăn chặn buôn lậu, gian lận qua luồng xanh
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Trung bình mỗi năm, có khoảng 7-8 triệu tờ khai được phân luồng xanh, chiếm 66% tổng số tờ khai của ngành hải quan. Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách thuận lợi này để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại...
  • Thay đổi tư duy khi thu hút đầu tư PPP hạ tầng giao thông
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Trước tình trạng thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) ngành giao thông chưa hiệu quả, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẳng định, giải pháp quan trọng là chủ động thay đổi tư duy khi mời gọi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
  • Nợ công được kiểm soát nhưng cần bảo đảm an toàn
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đánh giá, trong 3 năm 2021-2023, công tác huy động, trả nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công, hạn mức vay và bảo lãnh Chính phủ, vay nợ chính quyền địa phương đều đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu. Tuy vậy, vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 đã tiệm cận mức trần. Vì vậy, Chính phủ cần phân tích kỹ và có giải pháp bảo đảm an toàn nợ công.
  • Cụ thể hóa trách nhiệm trong quản lý tài sản công
    6 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Hiện có gần 1.000 tài sản công cấp tỉnh, cấp huyện sau khi sắp xếp đơn vị hành chính chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan từ Trung ương, đến địa phương, trong đó, cần sửa đổi quy định, cũng như cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân với hiệu quả quản lý tài sản công.
  • Đề xuất bố trí hơn 63.000 tỷ đồng cho 32 dự án giao thông và cấp điện ra Côn Đảo
    6 tháng trước Đầu tư
    (BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề xuất Quốc hội bố trí 57.735 tỷ đồng cho 32 dự án dự án giao thông và hơn 2.526 tỷ đồng để thực hiện dự án cấp điện lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tiêu thụ điện tháng 11 dự kiến tăng hơn 7%