Tìm biện pháp nâng cao giá trị kinh tế từ rừng tự nhiên

(BKTO) - Rừng tự nhiên vẫn được coi là nền tảng ổn định xã hội, phát triển kinh tế của tất cả các ngành trong nước. Bởi vậy, tìm biện pháp để gia tăng các lợi ích kinh tế từ rừng tự nhiên, góp phần đảm bảo lợi ích và cuộc sống của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng.



Nhiều tiềm năngtừ rừng tự nhiên

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại Việt Nam, tổng diện tích rừng hiện có 14.377.682 ha, độ che phủ của rừng vào năm 2016 đã đạt khoảng 41%, trong đó rừng tự nhiên có trên 10 triệu ha, chiếm 71% diện tích rừng Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng mới phục hồi, rừng nghèo, rừng giàu còn lại rất ít.

Rừng tự nhiên vẫn được coi là nền tảng ổn định xã hội, phát triển kinh tế của tất cả các ngành trong nước. Rừng tự nhiên cung cấp nhiều dịch vụ có giá trị cho các ngành then chốt bao gồm bảo vệ đất và nguồn nước cho nông nghiệp, sản xuất điện và giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách thu giữ CO2. Rừng cũng giúp gia tăng khả năng phục hồi của cộng đồng nông thôn dễ bị tổn thương trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Đánh giá về tiềm năng của rừng tự nhiên, ông Nguyễn Văn Hà - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) - cho biết: Rừng tự nhiên cung cấp các lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Trong năm 2010, ngành công nghiệp tre nứa ở Việt Nam đã tạo việc làm cho 400.000 người lao động với tổng doanh thu khoảng 250 triệu USD hằng năm từ măng, các chuỗi xử lý công nghiệp và cung ứng sản phẩm thủ công. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu lên tới 20 tỷ USD mỗi năm và tiếp tục tăng, các nghiên cứu cho thấy Việt Nam có thể tăng gấp ba số việc làm và thu nhập từ ngành công nghiệp này.

Bên cạnh đó, rừng tự nhiên còn là nguồn cung nhiều loại lâm sản có giá trị như cây dược liệu. Theo thống kê, doanh thu nội địa của ngành dược liệu Việt Nam hiện đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nước ta vẫn nhập khẩu 1,7 tỷ USD dược liệu mỗi năm mặc dù Việt Nam có đủ tiềm năng hoàn toàn tự cung, tự cấp và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.

Gia tăng lợi ích kinh tế

Dù tiềm năng là rất lớn nhưng ông Nguyễn Văn Hà cũng thừa nhận, giá trị kinh tế từ rừng tự nhiên hiện nay là rất thấp. Từ khi Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên thì khai thác kinh tế từ rừng tự nhiên chủ yếu trông chờ vào khoản thu phí dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, những DN hưởng lợi từ rừng tự nhiên thuộc các nhóm thủy điện, du lịch, khai thác nguồn nước… phải có trách nhiệm trả tiền cho những đối tượng bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Tuy nhiên, thực tế chi trả thù lao dịch vụ môi trường rừng chỉ tương đương hơn 300 nghìn đồng cho mỗi ha rừng. Mức giá này quá thấp và gần như đem lại lợi ích kinh tế không đáng kể cho các đối tượng phát triển rừng tự nhiên.

Minh chứng khác cho thấy giá trị mà rừng tự nhiên đem lại chưa xứng với tiềm năng là việc đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào GDP của quốc gia rất khiêm tốn, khoảng 1% (năm 2010). Mặt khác, việc khai thác rừng tự nhiên bền vững và được cấp phép có thể mang lại cơ hội kinh tế, tạo động lực phục hồi và làm giàu rừng. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc thúc đẩy và thu hút đầu tư trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và bền vững dựa trên các sản phẩm, dịch vụ từ rừng tự nhiên.

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020, nước ta đặt mục tiêu tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, bao gồm cả chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường rừng, lên khoảng 3,5 - 4% mỗi năm và GDP từ lâm nghiệp tăng lên khoảng 2 - 3% GDP quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát huy hết tiềm năng của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên và các giá trị về môi trường.

Ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - nhấn mạnh: Bảo vệ và phát triển rừng chỉ có thể bền vững khi nó đảm bảo lợi ích và cuộc sống của người dân. Vì thế, việc tìm kiếm và khai thác những lợi ích từ rừng để cải thiện đời sống của người dân sinh sống trong rừng và làm nghề rừng là hết sức quan trọng. Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân, DN gắn bó hơn với rừng, đầu tư vào rừng và những hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho họ.

Bàn giải pháp tăng lợi ích kinh tế từ rừng tự nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là quốc gia tiên phong trong việc thí điểm các cơ chế chia sẻ lợi ích như chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là một bước đi đúng hướng song vẫn chưa đủ hiệu quả để thúc đẩy giá trị kinh tế của rừng tự nhiên.Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mức chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là tái đầu tư nguồn tài chính này một cách có hiệu quả để thúc đẩy các khoản đầu tư bền vững và mang lại lợi nhuận trong các hoạt động liên quan đến rừng tự nhiên.

HOÀNG LONG
Theo Tuần Báo ra ngày 17-8-2017
Cùng chuyên mục
  • Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuế
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đã và đang có những tín hiệu cho thấy công tác cải cách thủ tục hành chính thuế trong năm 2017 tiếp tục được cải thiện. Minh chứng là nhiều dịch vụ công điện tử được các DN và cơ quan Thuế phối hợp thực hiện như: khai nộp thuế, hoàn Thuế Giá trị gia tăng, sử dụng hóa đơn điện tử…
  • Nâng cao hiệu quả bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Một trong những động lực giúp kinh tế tư nhân phát triển chính là tạo điều kiện cho các DN, nhất là DN nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Để thực hiện điều này, bên cạnh sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, các quỹ và đặc biệt là Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cần thay đổi điều kiện và nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Thị trường BĐS ổn định, nhà ở  xã hội vẫn “neo” vốn
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang duy trì tăng trưởng ổn định, tồn kho BĐS tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm. Tình hình phát triển nhà ở xã hội đã và đang thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội vẫn đang đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ.
  • Rà soát quy hoạch, chấn chỉnh việc đầu tư dự án thủy điện
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 6/2017, công tác rà soát quy hoạch thủy điện nhỏ về cơ bản đã tương đối đầy đủ, chi tiết trên phạm vi cả nước, đảm bảo các yêu cầu Nghị quyết 62 của Quốc hội. Theo đó, tổng thể quy hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn toàn quốc sau rà soát là 713 dự án với tổng công suất hơn 7.200 MW.
  • Đảm bảo lộ trình tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Từ tình hình triển khai thực hiện sản xuất và kinh doanh của các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu, các nhà máy sản xuất E100, hệ thống các trạm phối trộn xăng E5 RON 92 trên cả nước cho thấy, nguồn cung xăng sinh học E5 RON 92 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường khi thay thế toàn bộ xăng khoáng RON 92 bằng xăng nhiên liệu sinh học E5 RON 92 kể từ ngày 01/01/2018.
Tìm biện pháp nâng cao giá trị kinh tế từ rừng tự nhiên