BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
(BKTO) - Thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 và đáp ứng yêu cầu của cơ quan dân cử, KTNN đã và đang tăng cường triển khai kiểm toán báo cáo quyết toán (BCQT) ngân sách, trong đó có ngân sách địa phương (NSĐP). Kết quả kiểm toán BCQT NSĐP là căn cứ quan trọng để Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn BCQT NSĐP, đồng thời cũng là cơ sở để KTNN đưa ra ý kiến xác nhận đối với BCQT ngân sách nhà nước của Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn. Với ý nghĩa đó cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng kiểm toán, đòi hỏi mỗi đơn vị nỗ lực hơn nữa trong tổ chức triển khai kiểm toán nội dung này.
  • (BKTO) - Năm 2024, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực IV đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách (BCQTNS) của 4/4 địa phương được phân công. Báo cáo kiểm toán đã được gửi tới các địa phương kịp thời phục vụ phiên họp hội đồng nhân dân (HĐND) xem xét, phê chuẩn ngân sách địa phương. Kết quả kiểm toán cũng là căn cứ pháp lý quan trọng, tin cậy, cung cấp nhiều thông tin giá trị để HĐND các tỉnh, thành phố quyết định, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh trước khi HĐND khai mạc kỳ họp cuối năm.
  • (BKTO) - Thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN), Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 và đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, KTNN đã và đang tăng cường triển khai kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, trong đó có ngân sách địa phương (NSĐP). Với yêu cầu đặt ra ngày càng cao về chất lượng kiểm toán đòi hỏi các đơn vị kiểm toán cần nỗ lực hơn nữa trong tổ chức triển khai kiểm toán nội dung này.
  • (BKTO) - Qua kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 273,117 tỷ đồng, kiến nghị khác 189,719 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.