Doanh nghiệp công nghệ tăng cường bảo đảm an ninh mạng

(BKTO) - Theo số liệu mới nhất của Vietnam Report, 53,9% số doanh nghiệp (DN) công nghệ được khảo sát chia sẻ rằng họ đã triển khai toàn diện hoạt động an ninh mạng và 46,2% trong số đó cho biết sẽ tăng cường phát triển thêm về vấn đề này.

it.jpg
84,6% DN công nghệ tập trung vào quản trị, rủi ro và tuân thủ. Ảnh minh họa: ST

Ông Vũ Đăng Vinh - Tổng Giám đốc của Vietnam Report nhấn mạnh, các DN công nghệ tỏ ra rất tự tin khi đánh giá mức độ đảm bảo an toàn an ninh mạng tại tổ chức của mình tương đối mạnh, trung bình đạt từ 4,3-4,7 trên thang điểm 5.

Để bảo vệ hệ thống thông tin trước các cuộc tấn công, các DN cho biết sẽ tăng nguồn lực nhiều nhất các lĩnh vực liên quan tới tập trung vào quản trị, rủi ro và tuân thủ (84,6% DN lựa chọn); nâng cao kỹ năng và tuyển dụng nhân tài an ninh mạng (69,2% DN lựa chọn); thêm giải pháp công nghệ an ninh mạng (61,5% DN lựa chọn); tập trung vào chiến lược và phối hợp với các nhóm kỹ thuật/công nghệ vận hành (46,2% DN lựa chọn).

Theo chia sẻ của các DN công nghệ, việc theo đuổi các chiến lược DEI (Diversity - đa dạng, Equity - công bằng, Inclusion - hòa nhập) được các DN thực hiện nhằm tạo dựng một nền tảng văn hóa DN vững chắc.

Kết quả cụ thể, có tới 71,4% DN tham gia khảo sát đã lựa chọn phát triển theo hướng công bằng, tạo cơ hội thăng tiến bình đẳng cho toàn bộ nhân sự là yếu tố ưu tiên hàng đầu; tiếp theo là phát triển theo hướng hòa nhập và phát triển theo hướng đa dạng với lần lượt 57,1% và 50,0% DN lựa chọn.

Các DN công nghệ cũng “bật mí”, thu hút và giữ chân nhân tài (92,9% DN lựa chọn), tạo ra môi trường làm việc tích cực (78,6% DN lựa chọn), tạo ra một lực lượng lao động gắn kết, nhiệt tình và năng động (78,6% DN lựa chọn) và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN (28,6% DN lựa chọn) là những tác động trực tiếp mà một nền văn hóa DN vững mạnh đem lại.

Song song với những cải thiện rõ ràng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, văn hóa thống nhất một bản sắc chung, liên kết các giá trị và hành vi, ảnh hưởng đến cách cư xử của nhân viên - yếu tố tác động đến cách nhìn nhận của các bên liên quan về hình ảnh DN.

Qua đó, có thể thấy rõ, nâng cao hệ thống quản trị, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của các DN công nghệ tại Việt Nam.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, điều này là phù hợp với sự gia tăng của các hình thức và số lượng tấn công mạng qua từng năm, cùng tính chất phát triển nhanh và luôn thay đổi của ngành, DN công nghệ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến sự cạnh tranh, sự đổi mới, sự bảo mật, sự tuân thủ pháp luật và sự hài lòng của khách hàng lớn hơn các ngành khác.

Việc ưu tiên quản lý hệ thống, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro, giúp DN nhận diện các rủi ro đang tiềm ẩn, đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có thể xây dựng, cải thiện dựa trên kinh nghiệm và phản hồi. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của DN.

Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề an ninh mạng càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với cơ sở hạ tầng trọng yếu, bởi bất kỳ cuộc tấn công mạng nào cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế, an ninh và uy tín của một quốc gia.

Thống kê từ Kaspersky Security Network cho thấy, số vụ tấn công trực tuyến tại Việt Nam được phát hiện và ngăn chặn trong năm 2022 là 41.989.163 vụ, giảm 33,8% so với năm 2021, đưa Việt Nam đứng thứ 49 trên toàn thế giới về số lượng các cuộc tấn công trực tuyến vào năm 2022 (giảm 17 bậc so với năm 2020).

Cùng với đó, số vụ tấn công ngoại tuyến tại Việt Nam năm 2022 cũng giảm 25,4% so với năm trước đó với tổng số 121,5 triệu mối đe dọa liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD, DVD và các phương thức ngoại tuyến khác; duy trì vị trí thứ 31 trên toàn thế giới về các mối đe dọa ngoại tuyến.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng những kết quả tích cực trên có được là do các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đã đi vào thực tế và phát huy hiệu quả khi hầu hết các hệ thống thông tin quan trọng được đưa vào giám sát và đánh giá bảo mật định kỳ.

Cùng chuyên mục
  • PVN tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Mặc dù đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất tích cực, vượt kế hoạch trong 9 tháng đầu năm 2023, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia, tuy nhiên, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tiếp tục đặt ra các mục tiêu cao trong 3 tháng cuối năm, kiên định phương châm quản trị là đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng bền vững, dài hạn.
  • Phát huy vai trò đầu tàu của Hà Nội trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Thành phố Hà Nội có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên tổng số 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước, chiếm 26,32%.
  • HSBC: Tăng trưởng quý IV dự báo đạt 7,3%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tăng trưởng quý IV dự báo đạt 7,3%, giúp tăng trưởng cả năm 2023 ở mức 5%. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát đã xuất hiện trở lại, dự báo lạm phát được điều chỉnh lên mức 3,4% trong năm nay và dự báo trước đó về đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản được loại bỏ. Đây là các nội dung đáng chú ý trong báo cáo “Vietnam At A Glance: Ánh sáng cuối đường hầm” mà Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành.
  • Làm rõ trách nhiệm trong chậm triển khai các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, đặc biệt là trong khâu tổ chức thực hiện; chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện chậm.
  • Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại phiên họp đầu tiên của Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp công nghệ tăng cường bảo đảm an ninh mạng